Theo số liệu từ BCTC hợp nhất quý 3/2023, Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên (HOSE: TIS) ghi nhận doanh thu thuần giảm 7% so với cùng kỳ xuống 2.414 tỷ đồng. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ thép giảm 8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 14.190 tấn.
BCTC quý 3 Gang thép Thái Nguyên. |
Trong kỳ, chi phí tài chính đạt 43 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, chủ yếu là lãi vay phải trả. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 36% lên 49 tỷ đồng. Còn chi phí bán hàng giảm nhẹ so với cùng kỳ.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Tisco âm 59 tỷ đồng, tăng so với mức lỗ 25 tỷ đồng vào quý 3/2022. Đáng chú ý, đây là quý thứ 5 công ty lỗ liên tiếp. Luỹ kế 9 tháng đầu năm nay, công ty ghi nhận 6.789 tỷ đồng doanh thu, giảm 29% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế âm 195 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 8 tỷ đồng.
Năm 2023, Tisco đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế công ty mẹ gần 39 tỷ đồng. Với mức lỗ 194 tỷ đồng, công ty còn cách rất xa kế hoạch đặt ra.
Tính tại ngày 30/9, tổng tài sản của Tisco ghi nhận 10.691 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Đáng nói, hàng tồn kho của doanh nghiệp đạt 1.790 tỷ (đã bao gồm 11,4 tỷ đồng tích lập dự phòng giảm giá); các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 53% so với đầu năm, đạt 761 tỷ đồng (đã bao gồm khoản trích lập dự phòng nợ xấu 348 tỷ).
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản (61%) là chi phí xây dựng dở dang với 6.543 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Theo thuyết minh, 6.530 tỷ đồng đang nằm tại dự án "Cải tạo và mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên - giai đoạn II”. Trong đó, lãi vay vốn hoá là 3.317 tỷ đồng.
Tisco triển khai dự án này với tổng chi phí đầu tư ban đầu là 3.844 tỷ đồng. Sau đó, dự án được phê duyệt với mức đầu tư mới là 8.105 tỷ đồng với nhà thầu chính là công ty China Metallurgical Group Corporation.
Hiện tại, công ty vẫn đang sử dụng tỷ lệ đòn bẩy ở mức cao với tổng nợ đi vay là 4.607 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nguồn vốn và gấp 2,7 lần vốn chủ sở hữu (1.680 tỷ đồng). 9 tháng đầu năm nay, Tisco phải trả số tiền lãi gần 129 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ.
Trong một diễn biến khác, nợ phải trả của TIS tăng gần 800 tỷ so với đầu năm và vượt mốc 9.000 tỷ đồng - gấp 5,4 lần vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ, dư nợ vay tài chính (ngắn+dài hạn) ở mức 4.600 tỷ đồng. Vay nợ lớn khiến chi phí lãi vay của công ty tăng mạnh trong 9 tháng ở mức 129 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ phải trả 63 tỷ).
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TIS diễn biến không mấy khả quan. Kết thúc phiên giao dịch 14/10, TIS đóng cửa tại vùng giá 4.400 đồng với thanh khoản tương đối thấp. Xét trên góc độ phân tích kĩ thuật, cổ phiếu đang có mức hỗ trợ quanh vùng giá 4.200 đồng. Với bối cảnh hiện tại, cổ phiếu TIS hoàn toàn có thể thủng đáy trong thời gian sắp tới.
Kịch bản giằng co tại VN-Index chưa kết thúc, PDR bất ngờ thu hút dòng tiền Trong phiên giao dịch cuối tuần 13/10, dòng tiền cá mập tiếp tục rút vốn khỏi thị trường, tập trung chủ yếu tại ngành Chứng ... |
Bất chấp áp lực khối ngoại bán ròng, KDH và PDR cùng nhau "tím trần" Diễn biến tỷ giá liên tục duy trì ở mức cao quanh vùng 24.400 đồng, khối ngoại tiếp tục mạnh tay "xả hàng" trên ... |
HHV vượt đỉnh 1 năm trong bối cảnh Đèo Cả phải gánh nợ 27.500 tỉ đồng Tính tới hết phiên giao dịch sáng ngày 9/10, cổ phiếu HHV ghi nhận đà hồi phục tương đối tích cực khi liên tục vượt ... |
Góc nhìn đa chiều