Ngày 20/4 vừa qua, công ty khai thác crypto đầu tiên đã chịu sự trừng phạt của chính phủ Mỹ. Sự việc này diễn ra chỉ một ngày sau khi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo về khả năng trốn tránh lệnh trừng phạt kinh tế bằng cách khai thác tiền điện tử của Nga.
Cụ thể, Bitriver - một công ty khai thác tiền điện tử có trụ sở tại Moscow (Nga) đã bị cấm mọi quan hệ với công dân Mỹ. Ban hành xử phạt được đưa ra bởi Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ (OFAC).
Theo tuyên bố, trong danh sách trừng phạt bao gồm ngân hàng thương mại Nga TransKapital Bank, Bitriver và 10 công ty con của nó. Mặc dù công ty mẹ Bitriver có trụ sở chính tại Thụy Sỹ nhưng nó vướng cáo buộc “thuộc sở hữu và kiểm soát bởi người Nga”.
Nói cách khác, bất chấp lời nhắc nhở của chính phủ Nga, hầu hết các công ty khai thác tiền điện tử vẫn sử dụng các thiết bị công nghệ nhập khẩu. Vì thế, họ có khả năng trở thành mục tiêu của Mỹ.
Brian e. Nelson - Bộ trưởng Phụ trách Khủng bố và Tình báo Tài chính của Mỹ cho biết Bộ Tài chính nước này có thể và sẽ theo đuổi bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào giúp Nga trốn tránh. Brian gọi hành động này là sự ủng hộ “cuộc chiến tàn bạo của Putin”.
Báo cáo từ Bloomberg, hiện hơn 17 triệu người Nga nắm tiền điện tử với tổng giá trị gần 16.5 nghìn tỷ Rúp (214 tỷ USD), chiếm 12% tổng vốn hóa tiền điện tử. Điều này cũng thể hiện việc đông đảo người Nga biết về tiền mã hóa và có kiến thức về các giao thức đồng thuận.
Bởi lý do này, dễ hiểu tại sao Mỹ không ngần ngại tấn công trực tiếp các công ty khai thác tiền điện tử của Nga. Trong bối cảnh “quy định về tiến điện tử đang được chú ý”, hoạt động khai thác có thể là lá chắn giúp chính phủ Nga né khỏi lệnh trừng phạt.
Lâm Tuyền
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam