Đại hội đồng cổ đông năm 2023 của Công ty CP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 10:6, qua đó nâng tổng vốn điều lệ lên 1.648 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn được lấy từ toàn bộ thặng dư vốn cổ phần (240 tỷ đồng) và một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lợi nhuận sau thuế đã thực hiện) tính đến thời điểm 31/12/2022 (378 tỷ đồng).
Việc tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu là một trong mục tiêu kinh doanh trong năm nay của Chứng khoán Everest.
Năm 2023, Chứng khoán Everest đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 1.648 tỷ đồng; doanh thu hoạt động tăng lên 448,5 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế lên 128,5 tỷ; lợi nhuận sau thuế lên 102,8 tỷ. Nhiệm vụ kinh doanh trọng yếu được đặt ra là tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm truyền thống như môi giới; tự doanh; hoạt động cho vay; dịch vụ ngân hàng đầu tư. Ngoài ra năm 2023, Công ty sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch phái sinh.
Năm 2022, do diễn biến bất thường của thị trường chứng khoán, Chứng khoán Everest dù chưa đạt kế hoạch kinh doanh nhưng cơ bản đã hoàn thành mục tiêu chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới năng động và hướng đến khách hàng.
Trong đó, có thể kể đến như ra mắt bộ nhận diện thương hiệu; thay đổi trụ sở; hoàn thiện và đưa vào vận hành hệ thống core giao dịch chứng khoán cơ sở mới; thông qua kế hoạch tăng vốn và kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ. Kết quả, doanh thu hoạt động thực hiện đạt 905,5 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 75,9 tỷ đồng; chi phí hoạt động là 732 tỷ đồng, tăng 44,8% do đầu tư mạnh vào công nghệ và cơ sở vật chất.
Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh là Nghiệp vụ Phân tích và Tư vấn đầu tư trong năm 2022 đã thực hiện tốt nhiệm vụ xuất bản các Báo cáo mang tính thực tiễn, kịp thời đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động mạnh.
Đối với Dịch vụ Tài chính và Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư, Chứng khoán Everest đã và đang tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại, các tổ chức và cá nhân, cung cấp đa dạng và linh hoạt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Năm 2023, Hội đồng quản trị Chứng khoán Everest nhấn mạnh về việc sẽ tiếp tục duy trì chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, với trọng tâm là hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng linh hoạt nhu cầu của khách hàng.
Tối ưu trải nghiệm trên nền tảng số được Ban lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng trong nội dung chiến lược, không chỉ đối với nền tảng giao dịch mà bao gồm toàn bộ điểm chạm online. Dự kiến trong quý II/2023, Chứng khoán Everest sẽ ra mắt website với diện mạo được nâng cấp toàn diện, tương thích với nhiều màn hình cùng các tính năng tra cứu, gamification, kết nối và tương tác với đội ngũ tư vấn…
Về phía trải nghiệm nhân viên, Chứng khoán Everest khẳng định tiếp tục đầu tư cho chuyển đổi số với vai trò tạo nền tảng công nghệ tốt, đáp ứng việc vận hành các mô hình kinh doanh mới cũng như nâng cao hiệu suất công việc. Đây cũng là một bước đi mới trong kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Công ty.
Trước đó, Chứng khoán Everest công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với doanh thu hoạt động giảm tới 80% so với cùng kỳ về còn 62 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, mảng tự doanh quý này ghi nhận giảm tới 84 tỷ YoY còn gần 47 tỷ; thu từ cho vay và hoạt động môi giới giảm từ mức 79 tỷ về còn 14,3 tỷ đồng trong khi công ty không còn ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán (cùng kỳ ghi nhận gần 85 tỷ).
Đồng pha, chi phí hoạt động của EVS giảm từ 241 tỷ đồng về còn gần 85 tỷ. Sau cùng, công ty báo lỗ ròng quý 1 gần 35,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 30 tỷ.
Như vậy, chỉ sau 1 quý báo lãi trở lại, Chứng khoán Everest đã tiếp tục ghi nhận lỗ ròng. Trước đó công ty thậm chí lỗ tới 146 tỷ trong quý 3/2022.
Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của công ty ở mức 2.315 tỷ trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn; hơn 1.800 tỷ đồng trong số này là các khoản đầu tư tự doanh; dư nợ cho vay là 244 tỷ.
Nợ phải trả của Chứng khoán Everest giảm tới 60% so với đầu năm về còn tiếp tục giảm về còn 428 tỷ đồng trong đó dư nợ trái phiếu chỉ còn hơn 109 tỷ. Trước đó trong năm 2022, dư nợ vay trái phiếu ngắn hạn của công ty đã giảm mạnh từ 909 tỷ về còn 130 tỷ đồng.
Đến cuối quý I, công ty còn 563 tỷ đồng lãi sau thuế chưa phân phối. Vốn chủ sở hữu giảm về dưới 1.900 tỷ.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vào top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất năm 2022 Với việc tập trung đầu tư hệ thống công nghệ hiện đại nhất thị trường trong thời gian vừa qua, cùng với việc không ngừng ... |
Chứng khoán VNDirect: Bà Phạm Minh Hương rời ghế Chủ tịch HĐQT sau 17 năm Bà Hương là Chủ tịch HĐQT VNDirect kể từ khi công ty thành lập năm 2006, tức gắn bó với vị trị này đã hơn ... |
Chứng khoán HSC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong kịch bản VN-Index đi ngang Năm 2023, Chứng khoán HSC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với doanh thu 2.338 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 721 ... |
Khánh Vân (t/h)