Năm 2023, kết quả kinh doanh kém “sắc”
Trong năm 2023, tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, thách thức nhiều hơn so với dự báo. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm, lạm phát neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế. Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng.
Ảnh: Internet |
Trong nước, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp. Những tồn tại, hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế về cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất trong nước, các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tích tụ từ lâu chưa được xử lý dứt điểm.
Khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế trong nước trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế; những yếu tố đột xuất, bất ngờ vẫn tiềm ẩn rủi ro, khó dự báo. Sức cầu của nền kinh tế yếu, hoạt động kinh doanh khó khăn, khiến khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp suy giảm. Các yếu tố trên dẫn tới thực trạng doanh nghiệp vừa giảm nhu cầu vay, vừa giảm khả năng tiếp cận tín dụng do khó đáp ứng các điều kiện về tín dụng.
Giai đoạn từ cuối năm 2022 đến giữa năm 2023, lãi suất tăng cao cùng với các sự cố có liên quan tới các doanh nghiệp lớn liên tiếp xảy ra đã tạo ra các cú sốc lớn đối với thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu và bảo hiểm, làm sói mòn niềm tin của khách hàng định chế tài chính cũng như các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đúng nghĩa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngoài tín dụng của Ngân hàng.
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng thấp, chi phí đầu vào tăng, nguồn thu phi tín dụng suy giảm, ngành Ngân hàng đứng trước thách thức lớn về nợ xấu khi nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đều tăng cao, kết quả kinh doanh kém “sắc”.
Lý giải việc chưa hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trong năm 2023, NCB cho biết trong sự khó khăn chung của toàn thị trường cũng như thị trường bất động sản, bảo hiểm, trái phiếu... có sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của khách hàng. Bên cạnh đó, bối cảnh nội tại ngân hàng gặp nhiều khó khăn “đặc thù” và vẫn chịu sự giám sát tăng cường của NHNN dẫn đế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2023 chưa đạt như mục tiêu đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ năm 2024 NCB. |
Cụ thể, trong năm 2023 mặc dù NCB đã sử dụng hết room tín dụng được NHNN cấp nhưng vẫn chưa đạt mức đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. NCB không được NHNN chấp thuận tăng trưởng tín dụng so với mức đề xuất theo kế hoạch kinh doanh.
Bên cạnh đó, thu nhập lãi thuần giảm do thu nhập từ lãi vay chưa đủ bù chi phí huy động (Từ cuối năm 2022 đến hết quý III/2023 lãi suất huy động neo khá cao theo diễn biến thị trường), thu nhập ngoãi lãi giảm do ảnh hưởng của thị trường bảo hiểm, trái phiếu…
Nguồn thu từ phí và dịch vụ sụt giảm nghiêm trọng do khó khăn chung của toàn thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản, bảo hiểm, trái phiếu; Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm từ việc phát sinh nợ xấu, thu nhập ngoài lãi giảm lớn từ chi phí one-off của việc hủy hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm Maplife.
Do kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2023 âm, Hội đồng quản trị cũng trình phương án không thực hiện phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ năm 2023 tại đại hội cổ đông.
Tuy vậy, ngân hàng dự kiến tiếp tục triển khai việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ, phương án này đã được ĐHĐCĐ thông qua tại đại hội thường niên năm 2023 và đã được NHNN chấp thuận.
Theo đó, ngân hàng sẽ chào bán tối đa 620 triệu cổ phiếu có thể một hoặc nhiều đợt tùy thuộc tình hình thị trường, việc thương lượng và đàm phán với các nhà đầu tư. Thời gian dự kiến phát hành là trong các năm từ 2023 đến 2025.
Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định số đợt chào bán và số lượng cổ phiếu chào bán trong mỗi đợt phát hành. Giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cp.Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư dự kiến là 6.200 tỷ đồng sẽ được sử dụng phần lớn để bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh (5.300 tỷ).
Trong năm 2023, NCB đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường thông qua việc miễn nhiệm 02 thành viên HĐQT theo nguyên vọng cá nhân, đồng thời bầu bổ sung 02 thành viên HĐQT. HĐQT hiện gồm 05 Thành viên, đảm bảo cơ cấu phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và Điều lệ NCB.
NCB đặt mục tiêu tăng trưởng cho vay khách hàng năm 2024 đạt 16,27%, huy động khách hàng tăng 7,51%, tổng tài sản tăng 10% so với năm trước. Quy mô khách hàng dự kiến tăng 15% từ 1 triệu lên 1,15 triệu khách.
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ năm 2024 NCB. |
Ngân hàng không đưa ra con số lợi nhuận kế hoạch cụ thể mà cam kết dùng toàn bộ nguồn thu để thực hiện nghĩa vụ theo phương án cơ cấu lại.
Ban lãnh đạo NCB đánh giá kinh tế thế giới còn nhiều thách thức và bất ổn trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ có cả cơ hội và thách thức. Những khó khăn được nhận định đến từ những rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới tác động tiêu cực đến triển vọng phục hồi tăng trưởng của Việt Nam.
Lợi nhuận quý 3 đồng loạt giảm tốc, các ngân hàng lý giải ra sao? Tính đến ngày 23/10, đã có 8 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý 3/2023. Tuy nhiên, có tới 5/8 ngân hàng ghi ... |
Ngân hàng NCB kiện toàn nhân sự thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa thông qua quyết định miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ ... |
NCB dự kiến phát hành 620 triệu cổ phiếu để tăng vốn Ngày 15/12 vừa qua, Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có thông báo liên quan đến việc chào bán cổ phiếu riêng ... |
Băng Di