Ngày 19/4, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) chính thức tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn, mức tăng 0,2% so với cũ. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 1 tháng ở mức 2,5%/năm, kỳ hạn 2 tháng ở mức 3%/năm, kỳ hạn 3 tháng ở mức 3,02%/năm, kỳ hạn 4 tháng ở mức 3,04%/năm, kỳ hạn 5 tháng ở mức 3,05%/năm. Tại kỳ hạn 6 tháng, nhà băng này niêm yết lãi suất ở mức 4,15%/năm, kỳ hạn 7 tháng ở mức 4,25%/năm, kỳ hạn 8 tháng ở mức 4,3%/năm, kỳ hạn 9 tháng ở mức 4,4%/năm, kỳ hạn 12 tháng ở mức 4,85%/năm. Tại kỳ hạn 13-26 tháng, GPBank trả lãi 4,95%/năm.
Ảnh: Internet |
Cùng ngày 19/4, lãi suất tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 1-5 tháng đối với khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, mức tăng 0,2-0,3%. Chi tiết, lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 1 tháng hiện niêm yết ở 2,7%/năm. Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 2-5 tháng niêm yết ở 3%/năm... Trước đó, ngày 10/4, VPBank cũng đồng loạt tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn vào ngày 10/4 thêm 0,3% lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12-36 tháng .
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacA Bank) cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tại tất cả các kỳ hạn từ ngày 17/4 từ 0,15-0,4%. Theo biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất, áp dụng cho hình thức lĩnh lãi cuối kỳ và khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 1-11 tháng và 15-18 tháng tăng 0,15 điểm. Lãi suất tiết kiệm 1-2 tháng niêm yết ở 2,95%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3, 4, 5 tháng lần lượt niêm yết ở mức 3,15%/năm, 3,35% và 3,55%/năm. Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 6-8 tháng tăng lên 4,35%/năm, tại kỳ hạn 9-11 tháng tăng lên 4,45%/năm.
Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 15, 18 tháng tăng 0,15 điểm phần trăm, hiện niêm yết ở mức 5,05% và 5,25%/năm. Đối với kỳ hạn 12-13 tháng, lãi suất tiết kiệm tăng 0,25% với lần điều chỉnh lần trước, hiện niêm yết ở 4,85%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 24-36 tháng được điều chỉnh tăng mạnh 0,4%, giữ ở mức 5,5%/năm-mức lãi suất cao nhất đối với tài khoản tiết kiệm dưới 1 tỷ đồng.
Kể từ đầu tháng 4 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở một số kỳ hạn khác nhau. Theo biểu lãi suất trực tuyến vừa công bố, ngân hàng MSB đang áp dụng lãi suất thấp nhất cũng đã có động thái điều chỉnh. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở nên đã được tăng 0,2%, lên mức cao nhất là 4,2%/năm (kỳ hạn 12 tháng trở lên). HDBank cũng có động thái tăng lãi suất thêm 0,2% đối với kỳ hạn 12 tháng, lên mức 4,9%/năm. NCB lại tăng lãi suất huy động 0,1 - 0,2% với hai kỳ hạn không phổ biến là 4 và 5 tháng lên mức 3,5%/năm và 3,6%/năm, lãi suất 9 tháng và 11 tháng tăng 0,15 và 0,2%. Tuy nhiên, lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng lại được điều chỉnh giảm 0,1 %, lãi suất 7 tháng giảm 0,05%.
Tại ngân hàng VIB đã nâng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng thêm 0,1%, lên 2,5%/năm. Lãi suất tại các kỳ hạn khác được giữ nguyên.
Tại ngân hàng Kienlongbank cũng nâng lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thêm 0,2%. Lãi suất 6 tháng hiện đang niêm yết ở 4,2%/năm, lãi suất 12 tháng lên 4,8%/năm còn lãi suất 24 tháng và 36 tháng đạt 5,3%/năm. Eximbank điều chỉnh lãi suất ở hai kỳ hạn là 1 tháng và 6 tháng. Lãi suất 1 tháng được giảm 0,1% xuống 2,9%/năm còn lãi suất 6 tháng tăng 0,2% lên 4%/năm.
Theo ông Trịnh Bằng Vũ, Trưởng khối Cho vay bán lẻ (Ngân hàng Shinhan Việt Nam) nhận định, những diễn biến gần đây, lãi suất tiền gửi bắt đầu được điều chỉnh tăng nhẹ trở lại ở một số ngân hàng thương mại, do thanh khoản của hệ thống bắt đầu có tín hiệu cạn. Tuy nhiên, bằng việc cung cấp thanh khoản cho hệ thống qua các phiên giao dịch gần đây, NHNN có thể vẫn muốn duy trì mặt bằng lãi suất huy động của toàn hệ thống ở mức như hiện tại, tạo đà thúc đẩy tăng trưởng tín dụng toàn hàng cũng như duy trì hỗ trợ dòng vốn cho sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, lãi suất huy động vẫn đang ở mức thấp kỷ mục trong những tháng đầu năm 2024, tiền gửi của người dân có phần giảm đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính đến 25/3, huy động vốn của các tổ chức tín dụng giảm 0,76% so với cuối năm 2023 trong khi cùng thời điểm năm ngoái tăng gần 1,2%. Tuy nhiên, thanh khoản của các ngân hàng vẫn rất dồi dào.
Tính đến thời điểm 25/3, tăng trưởng tín dụng đạt 0,26%, dù con số này thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng nó cho thấy sự cải thiện của tín dụng sau hai tháng đầu năm giảm. Tín hiệu này cũng phản ánh sự phục hồi của hoạt động cho vay trong nền kinh tế, bất chấp việc tăng trưởng tín dụng trong hai tháng đầu năm 2024 ghi nhận ở mức khá thấp, thậm chí là âm tại nhiều ngân hàng lớn.
Năm 2024, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế. Các ngân hàng có điều kiện để đẩy mạnh cho vay thay vì hạn chế room như các năm trước, nên đang từng bước kích cầu vốn thông qua chương trình lãi suất ưu đãi cho cả khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và kỳ vọng lực cầu vốn sẽ tăng trở lại.
Một ngân hàng tăng lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, HOSE: SHB) vừa cập nhật biểu lãi suất gửi tiết kiệm với chiều hướng điều chỉnh ... |
Loạt ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm Nhiều ngân hàng đã bắt đầu rục rịch tăng lãi suất, xu hướng tăng lãi suất huy động dường như đã bắt đầu quay trở ... |
Ngân hàng nào đang có mức lãi suất tiền gửi từ 6%/năm? Lãi suất ngân hàng đang có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại kể từ cuối tháng 3. Vậy ngân hàng nào đang có lãi ... |
Thiên An