Ngân hàng nào có tỷ lệ CASA cao nhất?

09/11/2023 - 20:23
(Bankviet.com) Hầu hết các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ CASA sụt giảm. Hiện, ngân hàng MB tiếp tục đứng đầu danh sách Top 10 nhà băng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cao nhất cuối quý III/2023 đạt 36%.

Quý 3/2023, lợi nhuận trước thuế Techcombank đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, CASA tiếp tục đà tăng

Doanh nghiệp thép "mở đường" BCTC quý III: Chịu lỗ vì nguồn thu giảm, chi phí trả lãi neo cao

Doanh nghiệp tuần qua: Vui, buồn mùa báo cáo tài chính

Trong Top 10 ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), có một nhà băng đã nhảy vọt từ vị trí 15 lên thứ 8 toàn ngành, số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng gấp đôi chỉ trong 3 tháng. Xét trên báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ CASA hiện nay có sự phân hóa rất lớn.

Tại ngày 30/9/2023, 10 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất lần lượt là: MB, Techcombank, Vietcombank, MSB, ACB, VietinBank, BIDV, TPBank, SeABankSacombank.

Tiếp tục dẫn đầu danh sách là ngân hàng MB khi ghi nhận tỷ lệ CASA cuối quý III/2023 đạt 36%. Đáng chú ý, dù đứng đầu nhưng tỷ lệ CASA của nhà bằng này đang có dấu hiệu đi xuống, giảm 1,1% so với cuối quý II và giảm 4,7% so với đầu năm.

Thực tế, không riêng MB mà nhiều ngân hàng khác cũng chứng kiến tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn bị sụt giảm trong năm nay.

Như tại Techcombankm tỷ lệ CASA đã giảm 3,3% trong nửa đầu năm xuống mức 33,6% và duy trì đi ngang trong quý III/2023. Kết quả này đã có chuyển biến tích cực hơn từ quý II nhưng tỷ lệ CASA của ngân hàng còn rất xa mới trở lại được mức kỷ lục 50% mà Techcombank từng đạt được.

Ngân hàng nào có tỷ lệ CASA cao nhất?
Tỷ lệ CASA của các ngân hàng bị sụt giảm trong năm nay

Theo lãnh đạo Ngân hàng Techcombank, tiền gửi không kỳ hạn có mối liên quan ảnh hưởng với diễn biến của VNIndex, thị trường trái phiếu, bất động sản. Do các thị trường này còn nhiều điều khó lường, khách hàng vẫn e ngại để tiền trong tài khoản thanh toán để chuẩn bị cho đầu tư hoặc mua các tài sản lớn.

Đứng thứ 3 là Ngân hàng Vietcombank với tỷ lệ CASA đạt 31,3% vào cuối tháng 9/2023. Xét thấy chỉ số này tại Vietcombank đã có sự cải thiện tăng 1,1% so với cuối quý II. Hiện Vietcombank vẫn là ngân hàng có số dư tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất trong hệ thống đạt hơn 397.000 tỷ đồng.

Xếp ở vị trí thứ 4 là Ngân hàng MSB có tỷ lệ CASA đạt 27,7% vào cuối quý III/2023. So với quý II trước đó, tỷ lệ này đi ngang và so với hồi đầu năm đã giảm 3,4%. Theo đó, trong năm 2022, MSB có thời điểm đã vượt Vietcombank để đứng Top 3 trong hệ thống.

Ngân hàng ACB đang ở vị trí thứ 5 với tỷ lệ CASA đạt 20,6%, đi ngang so với quý II và giảm 1,7% so với hồi đầu năm.

Bám sát ACB, Ngân hàng VietinBank đứng vị trí thứ 6 khi ghi nhận CASA đạt 20%, tăng 1,2% trong quý 3. Đáng chú ý, VietinBank là nhà băng lớn hiếm hoi có tỷ lệ CASA không bị suy giảm trong năm nay. Ngân hàng này ghi nhận số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng khá tốt (4,8%), tương đương với tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể, tỷ lệ CASA của VietinBank giữ nguyên mức 20% như cuối năm 2022.

Ngân hàng BIDV đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng, ghi nhận tỷ lệ CASA đạt 18,3%, tăng 1,3% so với quý II nhưng giảm 0,5% so với cuối năm 2022. Từ năm ngoái đến nay, tỷ lệ CASA của BIDV thường dao động quanh mức 17-19%. Có thể thấy, tỷ lệ này không có nhiều biến động kể cả trong giai đoạn hệ thống ngân hàng căng thẳng về thanh khoản cuối năm 2022.

Ở 3 vị rí cuối cùng trong Top 10 tỷ lệ CASA, các ngân hàng TPBank, SeABank, Sacombank cùng ghi nhận tỷ lệ này ở mức 17,3%.

Trong đó nổi bật, SeABank gây ấn tượng khi cải thiện tỷ lệ CASA từ mức 10% lên 17,3% chỉ trong 3 tháng. Theo đó, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại SeABank đã tăng gấp đôi trong quý III/2023 lên hơn 23.600 tỷ đồng. Thứ hạng của SeABank về tỷ lệ CASA nhờ vậy nhảy vọt từ 15 lên thứ 8 toàn ngành.

Những năm qua, nhiều ngân hàng xác định tăng tỷ lệ CASA là một trong những mục tiêu quan trọng trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nhà băng nào giữ được CASA ổn định và vượt trội sẽ có được lợi thế để vượt qua khó khăn, thách thức của thị trường. Lý do bởi vì tỷ lệ CASA càng cao thì chi phí vốn của ngân hàng đó càng thấp, giúp ngân hàng có lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Thế nhưng, việc nâng CASA là bài toán khó giải trong bối cảnh khó khăn trong thời gian qua. Thậm chí, tỷ lệ này bị giảm mạnh do lãi suất huy động tăng cao từ cuối năm 2022. Điều này đã gây áp lực đáng kể tới biên lợi nhuận của các ngân hàng và cũng đã được phản ánh vào nửa đầu năm nay, với lợi nhuận tăng trưởng chậm lại rõ rệt so với cùng kỳ các năm trước. Do đó, các ngân hàng đang tích cực có nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn rẻ này trở lại.

VPBank tham vọng tăng trưởng CASA trên 80%

Trên nền tảng đạt được các kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục ...

Tiền gửi không kỳ hạn sụt giảm ở hầu hết ngân hàng

Áp lực lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn tăng cao, nhất là từ quý IV/2022 đến nay, trong khi các kênh đầu tư khác ...

CASA ngân hàng liên tục "tụt dốc"

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tục xu hướng giảm khi mà khách hàng có xu hướng chuyển dịch tiền gửi qua có kỳ ...

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán