Tiếp nối đà tăng điểm của phiên ngày hôm qua, sau khi mở phiên hôm nay, sự hưng phấn của nhà đầu tư đẩy chỉ số VN-Index tiếp tục đi lên, có lúc tăng hơn 9 điểm, lên trên mức 1.260 điểm. Tuy nhiên ngay sau đó, lực bán xuất hiện liên tục khiến chỉ số đại diện sàn HOSE về mức tham chiếu và hiện sắc đỏ.
Áp lực phe bán gia tăng khiến điểm số biến động theo chiều hướng giảm trong phiên chiều. Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index giảm 1,82 điểm (-0,15%) về 1.252,76 điểm, trong khi HNX và UPCoM tăng nhẹ lên 235,46 điểm và 90,57 điểm.
Sự giằng co giữa bên mua và bên bán có thể tiếp tục xuất hiện tại vùng 1.250 – 1.260 điểm |
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán khi có 391 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, chiếm ưu thế hơn so với 296 mã xanh và 19 mã tăng trần. Thanh khoản phiên đạt 26.136 tỷ, tăng 15,19% so với phiên trước, tăng 17,77% so với trung bình 10 phiên.
Trong các cổ phiếu tác động lớn đến thị trường, MSN đóng góp lớn nhất với gần 0.76 điểm tăng. Tiếp đến HPG và KDH lần lượt đóng góp 0,58 điểm và 0,47 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, 2 cổ phiếu ngân hàng là BID và CTG, cùng bộ ba VIC, VHM, VRE tác động xấu và lấy nhiều điểm số. Xét theo nhóm ngành, bán lẻ tăng 2,65%, mạnh nhất thị trường với sự hỗ trợ của MWG (tăng 1,99%), PNJ (tăng 0,22%) và FRT (tăng 6,38%).
Có 3 nhóm ngành tăng từ 1-2% là chế biến thủy sản (tăng 1,87%), chứng khoán (tăng 1,23%) và nông-lâm-ngư (tăng 1,12%). Còn lại đều có mức tăng dưới 1%. Đối với những ngành giảm điểm, không ghi nhận mức giảm trên 1%. Khối ngoại góp phần vào lực bán hôm nay khi bán ròng hơn 355 tỷ đồng, dẫn đầu bởi bộ đôi VHM, VRE lần lượt 191 tỷ đồng và 140 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nỗ lực mua ròng tại SSI 188 tỷ đồng và HPG 95 tỷ đồng là không đủ cân bằng sức mạnh của phe bán. Đây cũng là phiên bán ròng đầu tiên sau 3 phiên liên tiếp mua ròng trước đó.
Tiếp tục giằng co: Nhận định về thị trường, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) thấy rằng hành động chốt lời của Nhà đầu tư sau chuỗi tăng điểm từ vùng 1.212 điểm của VN-Index là khá áp đảo.
Theo đó, trong phiên ngày mai, khả năng duy trì sức mạnh của thị trường sẽ phụ thuộc vào sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu lớn. TPS vẫn bảo lưu quan điểm đã đưa ra trong bản tin ngày hôm qua là khả năng đi lên trong trung hạn của chỉ số VN-Index vẫn khá chắc chắn.
Tuy nhiên, sự giằng co giữa bên mua và bên bán có thể tiếp tục xuất hiện tại vùng 1.250 – 1.260 điểm. Nếu không vượt qua vùng này, khả năng chỉ số sẽ có nhịp điều chỉnh về vùng 1.230 – 1.235 điểm.
Giằng co và thăm dò: Với VDSC, thị trường đang có diễn biến tranh chấp sau 3 phiên tăng điểm và vượt ngưỡng 1.250 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung chốt lời gia tăng khi thị trường tăng nhanh, tuy nhiên dòng tiền vẫn còn động lực hỗ trợ khi thị trường lùi bước. Mặc dù thị trường chịu áp lực chốt lời khá lớn nhưng nhìn chung thị trường đang trong giai đoạn kiểm tra lại vùng 1.250 điểm sau khi bứt phá qua vùng này.
Diễn biến giằng co và thăm dò có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và dần tăng trở lại nhờ tín hiệu tăng vượt cản trước đó. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường.
Hiện tại nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ hoặc mua tích lũy, tuy nhiên cũng nên tận dụng nhịp tăng để chốt lời các cổ phiếu đang có diễn biến thận trọng tại vùng kháng cự.
Thanh khoản đang ủng hộ đà tăng: Dưới góc nhìn của BSC, thị trường bật tăng ngay từ khi mở cửa phiên sáng, tuy nhiên sau khi chạm ngưỡng kháng cự 1.265, VN-Index đã bị áp lực chốt lời đẩy trở lại và kết phiên tại ngưỡng 1.252,73 điểm, đi ngang so với hôm qua. Số mã giảm nhiều hơn số mã tăng; 10/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành Bán lẻ dẫn đầu đà tăng, theo sau là ngành Dịch vụ tài chính, Thực phẩm và đồ uống, Tài nguyên cơ bản…
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Hiện tại, VN-Index đang chững lại sau ba phiên tăng điểm mạnh trước đó. Tuy nhiên, thanh khoản đang trở lại và ủng hộ đà tăng của chỉ số trở về vùng kháng cự 1.280 – 1.300 điểm.
Xu hướng tích cực trong trung hạn vẫn được bảo lưu: Còn với DSC, chỉ số VNIndex đạt 1.252,73 điểm (-0,15% DoD), với động lượng thanh khoản gia tăng, giá trị giao dịch đạt 26.100 tỷ (+15,5% DoD). Thị trường hãm phanh trên vùng giá cao, áp lực cung bung ra sau khi vượt qua vùng cản trung hạn là diễn biến cung/cầu hết sức bình thường. Trạng thái tích lũy đi lên chiếm ưu thế hơn.
Dòng tiền lan tỏa sang nhóm Midcap trong phiên hôm nay. Điểm đáng tiếc nhất là sự luân chuyển dòng tiền thiếu tính đồng thuận (yếu tố sóng ngành); chỉ có đơn lẻ một số mã trong ngành ghi nhận tín hiệu bứt phá như tại nhóm BĐS (NLG, KDH), nhóm Chứng khoán (SSI, FTS),...
Tuy nhiên, đa phần các nhóm cổ phiếu khác đều tích lũy ở trạng thái an toàn. Tổng quan, thị trường lấy lại động lượng tích cực chủ động trong ngắn hạn, xu hướng trong trung hạn vẫn được bảo lưu.
Về chiến lước giao dịch, DSC khuyến nghị nhà đầu tư hành động MUA. Các nhóm cổ phiếu biểu hiện tích lũy, trước đó ghi nhận đà tăng tương đối được xem xét mua mới.
"Thuận nước đẩy thuyền", khối ngoại "quay xe" bán ròng theo chiều VN-Index Diễn biến phiên giao dịch ngày 29/02, bộ đôi VHM và VRE đang là tâm điểm của khối ngoại khi bị "tháo ròng" hàng trăm ... |
Mùa cổ tức đến gần, cổ phiếu ngân hàng vẫn còn sức hút Nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch phân phối lợi nhuận 2023 trong mùa đại hội cổ đông sắp tới. |
Đầu tư MST lên kế hoạch “thâu tóm” Địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận MST dự định dùng toàn bộ 700 tỷ đồng thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ để mua 32,3 triệu cổ phần ... |
Nguyên Nam