Nhận định chứng khoán phiên 12/2: Duy trì xu hướng tăng, ưu tiên mua tại nhịp điều chỉnh

11/02/2025 - 20:59
(Bankviet.com) Các công ty chứng khoán nhận định thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy với nhiều yếu tố rủi ro tiềm ẩn. Mặc dù lực cầu bắt đáy vẫn duy trì, nhưng áp lực điều chỉnh chưa hoàn toàn chấm dứt và VN-Index có thể tiếp tục rung lắc trong những phiên tới.

Thị trường chứng khoán phiên 11/2 khởi sắc trở lại sau khi thông tin thuế quan áp lên nhôm và thép, tâm lý giao dịch ổn định trở lại giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nối lại đà tăng điểm. Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1.268,45 điể, tăng 5,19 điểm (+0,41%), đóng cửa ở mức cao nhất phiên.

Nhận định chứng khoán phiên 12/2: Duy trì xu hướng tăng, ưu tiên mua tại nhịp điều chỉnh
Ảnh minh họa

Thanh khoản thị trường hạ nhiệt song vẫn vượt +24,4% so với mức bình quân 20 phiên giao dịch. Lũy kế cuối phiên giao dịch, thanh khoản trên sàn HSX đạt 581 triệu cổ phiếu (-19,74%), tương đương 14.176 tỷ đồng (-24,71%) về giá trị giao dịch.

Độ mở thị trường lấy lại sắc xanh với 14/21 nhóm ngành tăng điểm. Dẫn dắt đà hồi phục của thị trường và tâm lý giao dịch trong phiên hôm nay gồm các nhóm ngành như: Thép (+2.45%), Công nghệ viễn thông (+1,50%), Phân bón (+1,18%), Dược phẩm (+1,17%),... Ở chiều ngược lại, áp lực bán vẫn phủ bóng lên một số nhóm ngành: Hàng không (-1,62%), Thực phẩm tiêu dùng (-0,80%), Bán lẻ (-0,78%),...

Khối ngoại duy trì đà bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp trên sàn HSX với giá trị giao dịch đạt -580 tỷ đồng. Tâm điểm bán ròng của khối ngoại trong phiên đầu năm là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như: MWG (-115 tỷ đồng), VNM (-97 tỷ đồng), VCB (-91 tỷ đồng),... Ở chiều mua ròng, nhóm nhà đầu tư ngoại gia tăng tỷ trọng một số mã như: HPG (+62 tỷ đồng), MSN (+50 tỷ đồng), BAF (+33 tỷ đồng),...

Nhận định chứng khoán phiên 12/2

Yuanta Việt Nam (Yuanta): Xu hướng tăng vẫn duy trì, ưu tiên mua tại nhịp điều chỉnh

Theo Yuanta, thị trường có thể tiếp tục điều chỉnh nhưng VN-Index vẫn đang trong xu hướng tăng và có khả năng kiểm định lại vùng 1.260 điểm. Nhịp điều chỉnh này được đánh giá là không kéo dài và có thể nhanh chóng kết thúc khi tâm lý nhà đầu tư vẫn lạc quan. Chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng, cho thấy cơ hội mua mới đang gia tăng.

Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao nhưng hạn chế mua đuổi trong nhịp tăng mạnh, thay vào đó nên chờ đợi các nhịp điều chỉnh để gia tăng vị thế.

KB Việt Nam (KBSV): Dòng tiền bắt đáy vẫn hiện hữu, thị trường dần cân bằng

Sau phiên giảm mạnh, VN-Index đã có sự hồi phục, phản ánh dòng tiền bắt đáy vẫn đang duy trì. Dù chưa thể xác lập lại xu hướng tăng mạnh mẽ, việc chỉ số giữ vững vùng hỗ trợ giúp cân bằng cung cầu và giảm áp lực bán. Nhà đầu tư có thể tiếp tục quan sát diễn biến thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp lý.

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS): VN-Index duy trì trên vùng hỗ trợ,

SHS dự báo VN-Index vẫn có thể giữ vững vùng hỗ trợ quanh 1.260 điểm trong ngắn hạn, trong khi xu hướng trung hạn vẫn dao động trong kênh giá 1.200 - 1.300 điểm. Nhà đầu tư nên theo dõi tác động từ chính sách của chính quyền Mỹ, đặc biệt là các vấn đề về thuế quan và tỷ giá, vì có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

SHS khuyến nghị nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục theo hướng ưu tiên các cổ phiếu có nền tảng tài chính vững chắc và tăng trưởng dài hạn, đồng thời thận trọng với những mã mang tính đầu cơ cao.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Khả năng phục hồi lên 1.275 điểm,

Theo TPS, VN-Index có thể tiếp tục quán tính phục hồi và hướng tới ngưỡng 1.275 điểm. Nếu chỉ số vượt qua mức kháng cự này, thị trường có thể bước vào giai đoạn tăng giá trung hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi tín hiệu xác nhận trước khi gia tăng tỷ trọng danh mục để tránh rủi ro trong trường hợp thị trường chưa thể bứt phá dứt khoát.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): Áp lực điều chỉnh còn đó

VDSC đánh giá khả năng điều chỉnh có thể tiếp diễn nhưng thị trường sẽ tìm được điểm hỗ trợ tại 1.253 - 1.260 điểm, nơi hội tụ của nhiều đường trung bình quan trọng như MA50, MA100, MA150, MA200. Trong trường hợp có nhịp giảm, chỉ số có thể hồi phục để kiểm tra lại lực cầu trên thị trường.

Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ này, giảm thiểu rủi ro danh mục và chỉ tham gia với tỷ trọng nhỏ khi xuất hiện tín hiệu hồi phục rõ ràng.

Chứng khoán Asean (Aseansc): Rung lắc tiếp diễn cho đến khi vĩ mô ổn định hơn

Aseansc nhận định thị trường có thể tiếp tục trải qua những phiên biến động trước khi các yếu tố vĩ mô trở nên rõ ràng hơn và căng thẳng thương mại toàn cầu hạ nhiệt. Nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch thận trọng, tránh mua đuổi trong các nhịp tăng mạnh và tập trung vào các cổ phiếu có yếu tố cơ bản vững chắc.

Chứng khoán Beta: Dao động trong biên độ hẹp, dòng tiền chưa lan tỏa mạnh

Beta đánh giá dù thị trường đang giữ trạng thái cân bằng, nhưng dòng tiền vẫn chưa lan tỏa rộng rãi giữa các nhóm ngành. VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp và chưa thể bứt phá rõ ràng.

Nhà đầu tư cần theo dõi kỹ lưỡng xu hướng dòng tiền, đặc biệt là động thái của khối ngoại, để điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp. Việc duy trì tỷ trọng tiền mặt hợp lý sẽ giúp nhà đầu tư linh hoạt trước các diễn biến bất ngờ trên thị trường.

Chứng khoán Guotai Junan (Việt Nam): VN-Index có xu hướng side way với mức hỗ trợ 1.255 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua diễn biến tích cực, VN-Index duy trì xu hướng tăng nhưng có thể xuất hiện nhịp điều ...

Cổ phiếu công nghệ bứt phá, thị trường chứng khoán giữ vững đà tăng phiên 11/2

Thị trường chứng khoán phiên hôm nay đóng cửa với VN-Index tăng 5,19 điểm (+0,41%) lên 1.268,45 điểm trong phiên 11/2, khi dòng tiền quay ...

Khối ngoại tiếp tục gây áp lực, đẩy mạnh thoái vốn tại MWG phiên 11/2

Khối ngoại tiếp tục bán ròng 627 tỷ đồng phiên 11/2, cao hơn mức 447 tỷ đồng phiên trước. MWG, VNM và SSI chịu áp ...

Nguyên Nam

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán