Nhận định chứng khoán phiên 30/1: Chờ thanh khoản trở lại để xác định xu hướng rõ ràng

30/01/2024 - 05:53
(Bankviet.com) Thanh khoản thị trường chứng khoán phiên đầu tuần tăng so với phiên 26/01 nhưng không quá đáng kể, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng trước nguồn cung chốt lời, mặc dù nguồn cung chưa quá mạnh...

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/1, sàn HOSE có 187 mã tăng và 283 mã giảm, VN-Index tăng 0,02 điểm lên 1.175,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 666,54 triệu đơn vị, giá trị 14.288,64 tỷ đồng, tăng 15,88% về khối lượng và 10,77% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 113,72 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.717 tỷ đồng.

Bộ 3 trụ cột bank – chứng – thép đồng loạt điều chỉnh phiên hôm nay. Trong đó, nhóm cổ phiếu thép giảm mạnh nhất, với cặp đôi HSGHPG đều đóng cửa ở vùng giá thấp nhất trong ngày với mức giảm tương ứng 3% và 1,2%, xuống 22.850 đồng/CP và 28.000 đồng/CP, nhưng thanh khoản là sôi động nhất thị trường, đạt 22,5 triệu đơn vị và 21,58 triệu đơn vị. Ngoài ra, NKG kết phiên giảm 2,6% xuống mức thấp nhất trong ngày 25.950 đồng/CP.

Nhận định chứng khoán phiên 30/1: Chờ thanh khoản trở lại để xác định xu hướng rõ ràng
Hiện tại, thị trường vẫn cần sự trở lại của thanh khoản để có thể thấy một xu hướng rõ ràng hơn

Nhóm chứng khoán đứng thứ 2 với mức giảm hơn 0,5%, trong đó phần lớn đều đảo chiều giảm hoặc lùi về mốc tham chiếu, ngoại trừ một số mã thoát hiểm thành công như TVS, ORS, FTS, BSI có mức tăng chưa tới 1%.

Nhóm ngân hàng cũng chỉnh nhẹ khi chịu ảnh hưởng từ cặp đôi lớn VCBBID đều mất điểm. Trong khi đó, một số cổ phiếu ngược dòng thành công là OCB tăng 1%, các mã khác như MBB, LPB, HDB, STB, CTG tăng nhẹ trên dưới 0,5%.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu sản xuất nhựa – hóa chất vẫn có mức tăng vượt trội hơn 3%. Cụ thể, LIX vẫn tăng trần, DCM tăng hơn 4%, DPM tăng 2,6%, SFG tăng 3,3%, LAS tăng 3%, PHR tăng 2,46%, DPR tăng 5,4%, CSV tăng 3,7%, DGC, BFC, APH đều tăng hơn 1%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HHS vẫn giữ được sức nóng và đóng cửa đứng tại mức giá trần 7.690 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 7,34 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 1 triệu đơn vị. Trong khi đó, TCH giữ mức tăng 3,5%, đóng cửa tại mức giá 13.350 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 14 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, áp lực bán cũng gia tăng trong phiên chiều đã khiến thị trường rung lắc và liên tục đổi sắc. Chốt phiên, sàn HNX có 86 mã tăng và 78 mã giảm, HNX-Index giảm 0,38 điểm (-0,17%) xuống 229,05 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 52,42 triệu đơn vị, giá trị 896,64 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,95 triệu đơn vị, giá trị 12,48 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường lình xình đi ngang dưới mốc tham chiếu trong suốt cả phiên chiều. Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,11%) xuống 87,6 điểm với 134 mã tăng và 130 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25,19 triệu đơn vị, giá trị 427,23 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 13,37 triệu đơn vị, giá trị 285,8 tỷ đồng, trong đó, đáng kể là 10,1 triệu cổ phiếu BHI, trị giá 191,9 tỷ đồng.

Nhận định chứng khoán phiên 30/1

VN-Index chưa thể sớm tăng trở lại: Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), VN-Index hôm nay tăng 0,02 điểm, đóng cửa tại 1.175,69 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng nhẹ với 552.8 triệu cổ phiếu. VN-Index tăng điểm bất thành với tín hiệu nến Shooting Star.

Thanh khoản tăng so với phiên 26/01 nhưng không quá đáng kể, cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng trước nguồn cung chốt lời, mặc dù nguồn cung chưa quá mạnh. Với động thái thận trọng hiện tại, VN-Index vẫn chưa thể trở lại sóng tăng trước đó và có khả năng sẽ cần thêm thời gian để kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ tại vùng 1.170 điểm.

Thị trường tiếp tục giằng co: Với Chứng khoán BIDV (BSC), thị trường giằng co trong vùng 1.175 - 1.180 điểm cả phiên 29/01 trước khi đóng cửa tại mốc 1.175,69 điểm, gần như không thay đổi so với phiên trước đó.

Số mã giảm áp đảo số mã tăng với 10/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành hóa chất dẫn đầu đà tăng cho thấy dòng tiền phân hóa giữa các ngành. Về giao dịch của khối ngoại, phiên cùng ngày khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Hiện tại, thị trường vẫn cần sự trở lại của thanh khoản để có thể thấy một xu hướng rõ ràng hơn.

VN-Index có khả năng về thấp hơn 1.169: Chứng khoán Asean (Aseansc) phân tích việc VN-Index có một nhịp bán vào cuối phiên với khối lượng tăng dần tuy nhiên mức này không quá lớn và chỉ số vẫn đóng cửa trên mốc MA10 cho thấy tín hiệu tăng ngắn hạn của chỉ số vẫn được duy trì.

Trên đồ thị 1 giờ cho thấy VN-Index có khả năng sẽ cần kiểm định trở lại các vùng thấp hơn như 1.169 điểm để gia tăng lực cầu. MA20 vẫn nâng dần lên cho thấy động lực từ việc chỉ số tăng vẫn còn tương đối mạnh và khó có thể thay đổi ngay trong ngắn hạn.

Tiếp tục xu hướng tích lũy: Còn với Chứng khoán Vietcombank (VCBS), về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index ghi nhận phiên giao dịch đầu tuần khá rung lắc và kết phiên hình thành nến dạng inverted hammer do áp lực bán trong phiên chiều.

Ở khung đồ thị ngày, RSI mới tạo 1 đỉnh, chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh thứ 2, đường ADX và DI+ vẫn cho dấu hiệu hướng lên và ở quanh mốc 26 và 31 cho tín hiệu thị trường vẫn trong nhịp tăng điểm ổn định.

Bên cạnh đó, đường Tenkan vẫn đang nằm trên đường Kijun và chưa có dẫu hiệu đảo chiều cho thấy thị trường vẫn đang trong diễn biến tích cực. Chỉ báo RSI ở khung giờ đang hướng xuống và dải Bollinger band dần bó hẹp cho xác suất thị trường sẽ tiếp tục xuất hiện phiên điều chỉnh tích lũy với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh khu vực 1.065 – 1.070 điểm.

Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận đối với những cổ phiếu đã có nhịp tăng tốt trong thời gian vừa qua và cân nhắc giải ngân đối với những cổ phiếu đang có xu hướng thu hút dòng tiền trở lại thuộc các nhóm ngành như hóa chất, phân đạm.

Danh mục tự doanh các CTCK đang nắm giữ những cổ phiếu nào? (P2)

So với đầu năm, danh mục chứng khoán nắm giữ của các công ty chứng khoán có sự thay đổi đáng kể. Một vài công ...

Báo lãi quý 4 kỷ lục, cổ phiếu Tập đoàn PAN (PAN) hồi phục với thanh khoản nhảy vọt

Công ty CP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 với mức lãi kỷ lục. Ngay sau thông ...

Hàng vừa về tài khoản, cổ đông FIR tiếp tục chịu cảnh nằm sàn

Trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu FIR tiếp tục giảm sàn với thanh khoản tương đối lớn.

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán