Theo BHXH Việt Nam, tính đến tháng 12/2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu người là cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang) đang tham gia BHXH. Trong số này có khoảng 80% là người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, với tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH là 6,93 triệu đồng/tháng.
Ảnh minh họa |
Từ 1/7/2024, khi thực hiện cải cách, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sẽ cao hơn khoảng 30% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. Với mức tăng này, BHXH Việt Nam dự kiến mức tiền để làm căn cứ đóng BHXH bình quân cũng sẽ tăng thêm khoảng 54,8%.
Theo tính toán của cơ quan này, khi đó số tiền thu tăng thêm của ngành BHXH trong 1 năm sẽ đạt khoảng 31.700 tỷ đồng. Riêng ngân sách Nhà nước dành cho đóng BHXH sẽ tăng thêm khoảng 17.260 tỷ đồng, chưa kể nguồn đóng cho khoảng 88.000 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đang tham gia BHXH.
Đáng chú ý, với việc tiền lương bình quân tháng đóng BHXH tăng cao, người đóng BHXH (theo chính sách mới) càng dài sẽ được hưởng lương hưu cao hơn nhiều so với những người nghỉ hưu trước 1/7/2024. Điều này dẫn đến chênh lệch lương hưu giữa các đối tượng và gây ảnh hưởng đến khả năng cân đối quỹ hưu trí , tử tuất.
Do đó, BHXH Việt Nam đề xuất đối với người lao động có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương cũ, mức tiền lương đóng BHXH từ ngày 1/7/2024 trở đi sẽ được tính bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH. Trong khi đó, cơ quan này cũng đề xuất mức hưởng lương hưu hằng năm sẽ tăng 8%.
Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, hiện nay mức lương đối với cán bộ hưu trí còn thấp, do đó ai cũng muốn tăng lương hưu cao hơn để giúp đảm bảo cuộc sống. Trong Luật BHXH đã quy định, mỗi lần lương cán bộ, công chức, viên chức tăng thì với người nghỉ hưu ít nhất lương cũng phải tăng tương ứng hoặc cao hơn.
“Vấn đề này đã được đề cập từ lâu nhưng đến nay việc tăng lương hưu vẫn chưa thực hiện được. Bộ LĐ-TB&XH, BHXH Việt Nam và các đơn vị cần trao đổi thống nhất để điều chỉnh mức tăng hợp lý nhất, bởi đây là kỳ vọng của đông đảo người hưu trí”, ông Huân cho hay.
Theo thống kê, từ năm 1995 đến 1/7/2023, Việt Nam đã 23 lần điều chỉnh lương hưu. Ở những lần thay đổi này, những người hưởng từ mức thấp nhất 1,6 triệu đồng mỗi tháng đến cao nhất 124,7 triệu đồng đều được tăng tỷ lệ như nhau.
Đề cập đến việc tăng lương cho người hưu trí, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, khi thực hiện chính sách tiền lương mới, mức lương hưu cần tăng tối thiểu đạt 15% so với mức lương tăng thêm của cán bộ công chức, viên chức mới thỏa đáng. Việc điều chỉnh chính sách lương hưu trên tinh thần cân đối hài hòa, không để người hưu trí vẫn gặp phải khó khăn, thiệt thòi sau khi cải cách.
Năm 2024 tăng tuổi hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội Năm 2024 sẽ có nhiều thay đổi trong chính sách về lương hưu, BHXH, BHYT theo hướng gia tăng quyền lợi của người thụ hưởng. |
Hoàn thiện 6 chính sách quan trọng trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)... |
Tăng cường công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội Ngày 19/2/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-TTg về tăng cường công tác xây dựng pháp ... |
PV