Theo đó, dự thảo sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.
Trong đó, tại Điều 7, quy định về trường hợp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự thảo sẽ bổ sung trường hợp giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thống nhất với điểm p khoản 1 Điều 185 Luật tổ chức tín dụng 2024 quy định quyền của bên nhận chuyển giao: Được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Hình minh họa. |
Ngoài ra, Điều 7 cũng được sửa các dẫn chiếu theo quy định Luật tổ chức tín dụng 2024; sửa kết cấu để rõ ràng hơn.
Điều 7 quy định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nội dung chi tiết như sau:
1. Tổ chức tín dụng hỗ trợ quy định tại khoản 39 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hỗ trợ) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
2. Tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận chuyển giao) được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
3. Mức giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 và 2 Điều này được tính trên cơ sở tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này và áp dụng đối với tất cả các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc.
Ngoài ra, dự thảo cũng sửa đổi Điều 3, Điều 13 và Điều 16 của Thông tư 30/2019/TT-NHNN. Theo đó, về các tổ chức tín dụng không thực hiện dự trữ bắt buộc quy định tại Điều 3, NHNN dự kiến bổ sung thêm đối tượng là Ngân hàng chính sách để phù hợp với Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) 2024.
Tại Điều 13 và Điều 16, quy định trách nhiệm của Sở Giao dịch NHNN và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, dự thảo sửa đổi theo hướng đồng bộ với việc quy định bổ sung trường hợp giảm 50% tỷ lệ DTBB đối với TCTD nhận chuyển giao tại Điều 7.
Cụ thể, khoản 4 Điều 13 và khoản 1 Điều 16 được sửa đổi như sau: “Căn cứ văn bản của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xác định, thông báo số tiền phải dự trữ bắt buộc và thực hiện các công việc khác quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.”
Khoản 1 Điều 16 được sửa đổi như sau: “Căn cứ nội dung biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (nếu có) tại các phương án phục hồi (trừ phương án phục hồi do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt theo quy định), phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gửi văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, trong đó nêu cụ thể tên tổ chức tín dụng hỗ trợ, tổ chức tín dụng nhận chuyển giao, tháng bắt đầu áp dụng và thời hạn áp dụng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.”
Lộ diện ngân hàng yếu kém được VPBank nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - HOSE: VPB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, ... |
NHNN và các TCTD gồng mình cho SCB vay gần 40.000 tỷ đồng, Trương Mỹ Lan cầm ‘núi tiền’ đi mua bất động sản Theo VKS, hơn 94% tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát có được sau khi ‘rút ruột’ SCB. |
Cao Hậu