Những điều nhà đầu tư cần biết về chi phí hoạt động

25/10/2022 - 02:17
(Bankviet.com) OPEX hay chi phí hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, cần được tối ưu, tiết kiệm để gia tăng lợi nhuận.

OPEX là gì?

Chi phí hoạt động trong tiếng Anh là Operating Expense, viết tắt là OPEX.

Chi phí hoạt động là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường, bao gồm tiền thuê nhà, thiết bị, chi phí tồn kho, tiếp thị, lương nhân viên, phí cấp bậc và quĩ được phân bổ cho nghiên cứu và phát triển...

Một trong những trách nhiệm của quản lí là xác định cách giảm chi phí hoạt động mà không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của công ty với các đối thủ.

Những điều nhà đầu tư cần biết về chi phí hoạt động
Hình minh họa - nguồn internet

Đặc điểm của Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động là cần thiết và là chi phí không thể tránh khỏi đối với hầu hết các doanh nghiệp.

Một số công ty giảm thành công chi phí hoạt động để đạt được lợi thế cạnh tranh và tăng thu nhập. Tuy nhiên, giảm chi phí hoạt động cũng có thể làm tổn hại đến tình trạng và chất lượng của hoạt động công ty.

Việc cân bằng chi phí hoạt động một cách phù hợp có thể khó khăn nhưng có thể mang lại những kết quả đáng mong đợi.

Doanh nghiệp được phép khấu trừ chi phí hoạt động nếu doanh nghiệp hoạt động để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa chi phí hoạt động và chi phí tài sản cố định (Capital expenditures).

Chi phí tài sản cố định giống như một khoản đầu tư. Chi phí tài sản cố định bao gồm các chi phí liên quan đến việc mua lại hoặc nâng cấp tài sản hữu hình và vô hình.

Tài sản hữu hình bao gồm bất động sản, thiết bị nhà máy, máy tính, nội thất văn phòng và các tài sản vốn hiện vật khác. Tài sản vô hình bao gồm sở hữu trí tuệ, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu,…

Chi phí hoạt động trên báo cáo thu nhập

Báo cáo thu nhập theo dõi doanh thu và chi phí của một công ty trong một khoảng thời gian nhất định để xác định lợi nhuận của công ty.

Trong báo cáo thu nhập, chi phí được phân loại thành 6 nhóm: giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng trực tiếp; khấu hao tài sản hữu hình và vô hình; chi phí từ hoạt động khác; chi phí lãi vay; và thuế thu nhập.

Tất cả các chi phí này có thể được coi là OPEX, nhưng khi xác định thu nhập từ hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo thu nhập, thì chi phí lãi vay và thuế thu nhập được khấu trừ.

Sự khác biệt giữa CAPEX và OPEX

CAPEX (Capital Expenditure) là khái niệm nói về các khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định như nhà máy, máy móc, thiết bị… của doanh nghiệp. Các khoản đầu tư CAPEX có thể là mua sắm tài sản cố định mới để mở rộng quy mô sản xuất, sửa chữa tài sản cố định hư hỏng hiện có và nâng cấp hiệu suất hoạt động của tài sản cố định.

OPEX

CAPEX

Đặc điểm

Là các chi phí phát sinh trong hoạt động thông thường của doanh nghiệp.

Là các chi phí phát sinh khi mua tài sản giúp tạo ra doanh thu trong tương lai hoặc phát sinh chi phí trong quá trình sửa chữa hoặc thêm giá trị vào tài sản hiện có để kéo dài tuổi thọ của tài sản đó.

Ý nghĩa

OPEX đại diện cho các chi phí hàng ngày được thiết kế để duy trì hoạt động của một công ty.

CAPEX là những khoản mua sắm lớn sẽ được sử dụng ngoài kỳ kế toán hiện tại mà chúng được mua.

Kế toán và lập báo cáo tài chính

OPEX được khấu trừ hoàn toàn trong giai đoạn chúng phải chịu vì chúng được sử dụng để phục vụ cho các chi phí của kỳ kế toán đó.

CAPEX không được khấu trừ trong giai đoạn phát sinh mà được phân bổ vào các giai đoạn tài chính khác nhau.

Lợi nhuận

Lợi nhuận của OPEX mang tính ngắn hạn, chẳng hạn như công việc mà một nhân viên làm hàng ngày để kiếm tiền lương của họ.

Chi phí CAPEX được trả trước tất cả cùng một lúc. Lợi nhuận trên CAPEX mất nhiều thời gian hơn để nhận.

Phân biệt rõ được hai khái niệm CAPEX và OPEX sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được nguồn tiền từ doanh nghiệp đang được phân bổ trên những lĩnh vực nào, Chỉ số này cũng giúp nhà đầu tư phân tích được những vấn đề nội tại của doanh nghiệp, đồng thời định giá được giá cổ phiếu so với thị trường.

Minh Đức

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán