Những loại thực phẩm để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn, gây ung thư

07/11/2023 - 23:10
(Bankviet.com) Rau xanh, hải sản, thịt gà, trứng... nếu để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn và biến đổi chất dẫn tới ngộ độc và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Hà Nội: Kiểm soát chặt thực phẩm nhiễm khuẩn Táo nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình đóng gói Cảnh báo sữa nhiễm khuẩn Salmonella Agona

Có nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm biến thành chất độc, do trong thành phần chứa chất dễ chuyển hóa gây ung thư, chẳng hạn như nitrit, không thể loại bỏ ngay cả khi đun nóng, nhiễm vi khuẩn qua thời gian dài.

Dưới đây là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất khi để qua đêm, gây hại cho cơ thể.

Rau có màu xanh

Các loại rau có màu xanh chứa hàm lượng nitrat rất cao. Khi nitrat bị nấu chín và để trong một thời gian dài, chúng sẽ chuyển sang nitrit, là một chất gây ung thư cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, nếu ăn không hết tốt nhất là nên bỏ đi, tuyệt đối không nên để qua đêm, đặc biệt là rau chân vịt, cần tây, dưa chuột.

Tốt nhất nên ăn rau xanh tối đa trong vòng 2-3 giờ sau khi nấu.

Trứng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với trứng gà luộc để qua đêm, nếu không bảo quản trong tủ lạnh mà để ở ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột. Lưu ý, với những quả trứng luộc lòng đào, tốt nhất nên dùng ngay, không thể để quá lâu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thực phẩm từ đậu nành

Một số món ăn từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, tàu hũ... rất dễ sản sinh vi khuẩn trong môi trường thông gió kém. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên để từ 2 - 4 tiếng, nếu không lượng vi khuẩn tăng lên khiến thức ăn bị biến chất. Điển hình nhất là vi khuẩn clostridium botulium - một loại vi khuẩn có chất độc mạnh gấp nhiều lần chất độc xyanua kali, có thể khiến con người bị liệt thần kinh dẫn tới tử vong.

Hải sản

Hải sản để qua đêm như tôm, cua cá đã nấu chín sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Càng nguy hiểm hơn nếu chúng được hâm đi hâm lại nhiều lần.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nộm, gỏi

Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, vì thế sẽ chứa lượng vi khuẩn cao hơn bình thường. Nếu để món này qua ngày hôm sau, dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn không hạn chế được vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí ngộ độc.

Nấm, mộc nhĩ

Thời gian tiêu thụ lý tưởng của nấm là ngay trong ngày, bởi nếu để qua đêm, thành phần protein phức tạp trong loại thực phẩm này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa nếu hâm nóng. Ngoài ra, trong nấm và mộc nhĩ dù là nuôi trồng hay tự mọc cũng chứa nhiều nitrat.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu nấm đã chế biến để trong thời gian quá dài có thể dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị hao hụt, nitrat sinh ra độc tố, gây khó chịu cho dạ dày.

Súp

Nhiều gia đình thường có thói quen nấu súp để ăn dần trong vài ngày mà không biết món ăn này nếu để qua đêm rất dễ tạo ra kết tủa gây hại.

Thịt gà

Thành phần protein trong thịt gà sẽ bị thay đổi nếu được để nguội và hâm lại lần thứ hai. Điều này có thể khiến người ăn gặp phải một số rắc rối về tiêu hóa. Do đó, không nên để thịt gà đã nấu qua đêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng và lành mạnh, tuy nhiên nếu để qua đêm và hâm nóng lại bằng lò vi sóng toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là các chất có hại gây đầy hơi, khó tiêu.

Cơm

Khi gạo đã nấu thành cơm, các bào tử vẫn có thể còn sống sót. Vì vậy, cơm để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài có thể khiến các bào tử vi khuẩn nhân lên, sản sinh ra các chất gây hại, khiến người ăn phải dễ bị nôn mửa, tiêu chảy.

Đặc biệt, hâm nóng lại cơm cũng không thể loại bỏ được những chất có hại này.

Lê Nguyệt

Theo: Báo Công Thương