Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM). |
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Theo đó, 2 bị can Nguyễn Thanh Giang (1949) - cựu Tổng Giám đốc VEAM và Hồ Mạnh Tuấn (1963) - Phó Tổng giám đốc VEAM cùng bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3 điều 219 BLHS. Các quyết định và lệnh của Cơ quan CSĐT đã được Viện KSND thành phố phê chuẩn.
Quá trình điều tra của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội xác định, trong các năm 2005 và 2011, Nguyễn Thanh Giang khi đó là Tổng giám đốc VEAM đã chỉ đạo Hồ Mạnh Tuấn, lúc đó là Trưởng phòng kỹ thuật VEAM, chủ tịch HĐQT VEAM Korea giai đoạn 2003 - 2009 lập các báo cáo, tờ trình mua 305 bộ khuôn dập cabin xe ôtô SV110 không đúng các quy định của pháp luật về việc đầu tư mua tài sản cố định của doanh nghiệp Nhà nước.
Toàn bộ số tài sản trên sau khi được mua về do không có giá trị sử dụng nên “đắp chiếu” từ đó đến nay, gây lãng phí gần số tiền của Nhà nước hơn 27 tỷ đồng.
Đáng nói, trước đó, ông Nguyễn Thanh Giang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố cùng về tội danh trên, trong một vụ án khác liên quan đến những sai phạm trong quản lý, sử dụng khu đất diện tích 8.930,9m2 tại địa chỉ đường Bình Thới, phường 14, quận 11, TP HCM, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.
Những phi vụ “ném tiền” của ông Nguyễn Thanh Giang và ban lãnh đạo VEAM
Theo tìm hiểu, giai đoạn 2005 - 2011 và cả giai đoạn sau đó là từ 2015 - 2018, tại VEAM xảy ra khá nhiều sai phạm liên quan đến ông Nguyễn Thanh Giang và hai cá nhân khác là ông Lâm Chí Quang và ông Trần Ngọc Hà. Đây là thời kỳ mà doanh nghiệp này được biết tới với các quyết định "ném tiền qua cửa sổ" của ban lãnh đạo.
Cụ thể, những quyết định điều hành khó hiểu được đưa ra dưới thời ông Lâm Chí Quang (Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2004-2011, Tổng giám đốc giai đoạn 2011-2015) và ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2011-2014, Tổng giám đốc giai đoạn 2015-2018).
Kèm theo đó là hàng loạt các sai phạm về quản lý đã dẫn đến việc mất vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư hoặc thua lỗ tại nhiều đơn vị thuộc VEAM. Điển hình như chỉ riêng việc đầu tư, quản lý vốn tại chi nhánh VEAM ở Bắc Kạn, Nhà máy ô tô kinh doanh trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2018 đã làm mất vốn của VEAM tổng cộng hơn 331,8 tỷ đồng.
Đến ngày 1/1/2018, toàn bộ vốn đầu tư của VEAM tại Công ty TNHH máy kéo và máy nông nghiệp (TAMAC) đã bị mất và bị âm lên tới hơn 36,1 tỷ đồng.
Tình trạng tiêu tiền nhà nước vô tội vạ dưới thời ông Lâm Chí Quang và ông Trần Ngọc Hà cũng được thể hiện qua việc vung tay đầu tư tại hàng loạt đơn vị sai quy định. Có thể kể đến các trường hợp như các ông Quang và ông Hà đã chấp nhận cho góp vượt vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh hay việc Viện Công nghệ tăng vốn tối thiểu 3,15 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh không đúng theo quyết định của HĐTV ngày 7/4/2011. Việc góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Liên doanh đầu tư Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Thủy Linh… về sau cũng được chỉ ra là sai quy định.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, cùng với việc để xảy ra nhiều dự án đầu tư thua lỗ, các ông Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà còn liên quan đến hàng loạt quyết định cho vay vốn, tính tiền lãi suất trái quy định, không hiệu quả đối với nhiều đơn vị đang kinh doanh thua lỗ liên tục nhiều năm. Doanh nghiệp này đã bị mất cân đối tài chính, thuộc diện giám sát đặc biệt, khiến việc thu hồi vốn đến nay gặp nhiều khó khăn.
“Lãnh đạo VEAM là các ông Nguyễn Thanh Giang (Tổng giám đốc giai đoạn 2010 - 2011), Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà phải chịu trách nhiệm chính về việc cho vay, tính lãi, gia hạn nợ gốc và giảm lãi miễn lãi không có quy định cụ thể bằng văn bản đối với các đơn vị thành viên. Một số trường hợp vay không có hợp đồng mà chỉ có giấy nhận nợ. Tổng số tiền VEAM đã hỗ trợ, cho vay các đơn vị thành viên đến nay chưa thu hồi được hơn 595,3 tỷ đồng”, Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương nêu.
Bên cạnh việc cho vay tiền tràn lan, các cựu lãnh đạo của VEAM kể trên còn để xảy ra các khoản nợ đọng kéo dài lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà theo kết luận thanh tra chưa biết đến bao giờ mới thu hồi được.
VEAM kinh doanh ra sao?
Theo tìm hiểu, VEAM có vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, phần vốn nhà nước chiếm 88,47% do Bộ Công Thương quản lý. VEAM hoạt động trên 3 mảng kinh doanh chính: Cơ khí chế tạo máy động lực, máy nông nghiệp; sản xuất, chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy; và công nghiệp phụ trợ. Trong đó quan trọng nhất là mảng sản xuất, chế tạo lắp ráp ô tô. VEAM là đối tác Việt Nam tham gia góp vốn và thành lập các liên doanh Toyota Việt Nam (hiện VEAM nắm 20%), Honda Việt Nam (hiện VEAM nắm 30%), Ford Việt Nam (25%, thông qua công ty con là VEAM DISOCO), Mekong Auto, Kumba và VEAM Korea.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán bán niên năm 2023 với doanh thu thuần đạt hơn 1.984 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế ghi nhận đạt 3.182 tỷ đồng, giảm nhẹ hơn 1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, khoản lãi từ các công ty liên doanh liên kết của VEAM đạt 2.746 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ. Đây là phần lãi của công ty liên kết tương ứng theo tỷ lệ VEAM sở hữu tại mỗi công ty.
Ngoài ra, VEAM còn được nhận một khoản lớn tiền cổ tức được trả mỗi năm từ các công ty liên doanh, liên kết này. Có những giai đoạn, tiền cổ tức VEAM được nhận còn nhiều hơn lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết.
Tính tới cuối quý II/2023, tổng tài sản của VEAM đạt 30.131 tỷ đồng, tăng 2.688 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Trong đó, VEAM có tổng cộng 15.280 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn và dài hạn là hơn 14.993 tỷ đồng, tăng hơn 2.400 tỷ đồng so với đầu năm. Việc có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng cũng đem lại khoản lãi đều đặn hàng trăm tỷ mỗi năm cho VEAM.
Về phía nguồn vốn, nợ phải trả của VEAM đạt hơn 1.775 tỷ đồng, giảm hơn 447 tỷ so với đầu năm, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết quý II/2023 đạt 14.843 tỷ đồng.
Có nguồn lợi nhuận dồi dào, VEAM cũng liên tục chia cổ tức tỷ lệ 40-50% bằng tiền mặt trong những năm qua. Hiện Bộ Công thương là cổ đông chính nắm hơn 88% vốn của VEAM.
VEAM (VEA) lên kế hoạch chi gần 5.000 tỷ đồng trả cổ tức 2022 Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM Corp, UPCoM: VEA) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường ... |
Những DN hưởng lợi từ quy định giảm 50% lệ phí trước bạ: Cổ phiếu nào đáng “chọn mặt gửi vàng”? Sau khi Thông tư số 44/2023/TT-BTC có hiệu lực, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe rơ mooc sản xuất, lắp ... |
Bộ Công Thương đề xuất chuyển 11 "ông lớn" về "siêu ủy ban", bao gồm Habeco, VEAM, Mie... VEAM, Habeco, Mie và 9 doanh nghiệp khác do Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu đang được đề xuất bàn giao đồng ... |
Tiểu Vy