Làm gì để tránh nhiễm vi khuẩn HP và mắc ung thư dạ dày? |
Những thói quen cần phải thay đổi ngay tức thì
Thức khuya: Thường xuyên thức khuya không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, gây mệt mỏi mà còn làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Chế độ ăn uống cũng liên quan đến bệnh ung thư |
Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa các chất có hại như nicotine. Thói quen hút thuốc càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ ung thư phổi cũng ngày càng cao. Ngoài ung thư phổi, thói quen này còn là nguyên nhân của ung thư miệng, ung thư tuyến tụy, ung thư thanh quản...
Căng thẳng kéo dài: Các nhà nghiên cứu phát hiện căng thẳng liên tục trong công việc cũng như cuộc sống khiến tăng nhịp tim và thở nhanh hơn. Nó cũng có thể gây căng phổi, và gây ra các biến chứng với hệ hô hấp của bạn theo thời gian. Căng thẳng kinh niên cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và trầm cảm.
Thiếu ngủ thường xuyên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng nguy cơ ung thư nói chung, điển hình như ung thư vú ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ sự gián đoạn nhịp sinh học, sự ức chế melatonin vào ban đêm khi bạn thiếu ngủ chính là nguyên nhân. Rối loạn nhịp sinh học do thiếu ngủ, thức đêm nhiều cũng làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng.
Lười vận động có thể dẫn tới ung thư. Ngược lại, tăng cường vận động và thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể bạn có khả năng chống lại bệnh tật và ung thư. Tập thể dục đều đặn cũng giúp duy trì trọng lượng lý tưởng, giảm béo phì – đây là yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, ung thư vú
Uống rượu bia nhiều: Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc, việc lạm dụng bia, rượu làm tăng nguy cơ ung thư gan, vòm họng, vú, miệng, thực quản, đại trực tràng… Càng uống nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nấu thức ăn ở nhiệt độ cao: Nhiều người có thói quen nấu các món ăn sau khi đun sôi dầu. Tuy nhiên, nếu dầu được đun sôi sau khi cho vào chảo thường đạt nhiệt độ cao hơn 200 độ và nhiệt độ dầu quá cao, rất dễ sản xuất chất benzopyrene, chất gây ung thư này được liệt kê là chất gây ung thư có trong danh sách khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Ngoài ra, việc nấu dầu ăn ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và rất dễ mắc bệnh tim mạch.
Các dạng thực phẩm sử dụng nhiều dễ gây ung thư
Việc ăn uống mỗi ngày ảnh hưởng lớn đến trạng thái sức khỏe. Do đó, nếu không duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, mầm mống ung thư có thể tấn công cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người không nên ăn một số loại thực phẩm, đó là nấm ngâm lâu: Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra. Tuy nhiên điều này cũng sẽ ẩn chứa nguy hiểm cho sức khỏe bởi mộc nhĩ ngâm càng lâu thì càng dễ biến chất và dễ gây ngộ độc. Trong đó có aflatoxin cực độc, ngay cả khi được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.
Ngũ cốc bị mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin B1 cực độc, với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan.
Thực phẩm được chế biến với dầu sử dụng nhiều lần, kém chất lượng
Đồ hun khói: Do trong quá trình nung nấu cũng dễ sản sinh ra nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư mà bạn nên chú ý.
Đồ muối chua: Trong đồ muối chua thường chứa nhiều nitrit, việc ăn vào cơ thể có thể gây ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nếu ăn đồ muối chua còn dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và gây ra các tai biến về tim mạch, mạch máu não.
Thức ăn thừa không nên để lâu quá 24 giờ vì chúng dễ sản sinh nhiều nitrit, có thể gây ung thư dạ dày.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 1/5 trường hợp ung thư và khoảng 1/6 trường hợp tử vong do ung thư tại nước này có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng kém, thừa cân, không tập thể dục hoặc uống rượu.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng khuyến cáo người dân cần có thói quen ăn uống lành mạnh với chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế thịt đỏ, đồ uống có đường, thực phẩm chế biến nhiều và ngũ cốc tinh chế.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: 2/3 khẩu phần trong bữa ăn nên bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, các loại đậu hoặc hạt. Chế độ ăn uống lành mạnh cần bao gồm 30 g chất xơ và ít nhất 400 g trái cây cùng rau quả mỗi ngày, lý tưởng nhất là lựa chọn rau quả không có tinh bột. |
Tâm An