Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 22/5 đến ngày 19/6, theo phương thức thỏa thuận, khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, ông Trần Minh Nhựt sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu ACL nào.
Trong khi đó, bà Trần Thị Vân Loan hiện đang nắm giữ 26,5 triệu cổ phiếu ACL, tỷ lệ 52,83% vốn, là cổ đông lớn nhất của Thuỷ sản Cửu Long An Giang. Ngoài ra, ông Nhựt còn là anh của ông Trần Tuấn Khánh, Thành viên HĐQT ACL, hiện đang nắm giữ hơn 2,37 triệu cổ phiếu ACL tương ứng tỷ lệ 4,73%.
Tuy nhiên, mới đây, ông Tuấn Khanh đã đăng ký bán toàn bộ 4,73% vốn sở hữu tại ACL với mục đích giải quyết nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 9/5 đến 7/6/2023 và nếu thành công, ông Tuấn Khanh cũng giảm sở hữu tại Thuỷ sản Cửu Long An Giang xuống còn 0%.
Trên thị trường, trong phiên ngày 18/5, cổ phiếu ACL giao dịch quanh mức 11.350 đồng/cp. Tạm tính với mức thị giá này, ông Nhựt sẽ thu về khoảng gần 6 tỷ đồng từ việc thoái vốn tại ACL.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, ACL ghi nhận doanh thuần đạt 139.7 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn cũng giảm xuống 113.3 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp giảm 76% so với cùng kỳ xuống còn gần 26.3 tỷ đồng.
Trong quý 1, doanh thu tài chính giảm 28% so với cùng kỳ, đạt gần 1.3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lại tăng 38% so với cùng kỳ, lên gần 9.2 tỷ đồng trong đó chi phí lãi vay chiếm 8.6 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm, lần lượt 54% và 48% so với cùng kỳ.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của ACL đạt 1.89 tỷ đồng, giảm 97% so với quý I đầu năm ngoái.
Năm 2023, ACL đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng tăng 11% so với thực hiện năm trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 80 tỷ đồng giảm 41% so với thực hiện năm trước. Tính đến hết quý 1/2023 công ty mới chỉ đạt 2,37% so với kế hoạch năm.
Tổng tài sản của ACL đạt hơn 1.566 tỷ đồng tính đến cuối quý I/2023,, tăng 5,74% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 1.063 tỷ đồng, tăng 15,23% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 67,88% tổng tài sản.
Trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn, tăng 12,63% so với đầu năm lên gần 740 tỷ đồng. Tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn phải trả chiếm trọng 47% trên tổng nguồn vốn.
Nợ bảo hiểm xã hội, cổ phiếu vào diện cảnh báo, VE1 vẫn "tím trần" 7 phiên liên tiếp Mới đây, VNECO 1 đã xuất hiện trong danh sách các doanh nghiệp nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội của Đà Nẵng. Trước đó ... |
Bộ Xây dựng sắp nhận 173 tỷ đồng cổ tức từ Viglacera Trong đợt nhận cổ tức này của Viglacera, Công ty CP Hạ tầng Gelex sẽ nhận về 225 tỷ đồng, Bộ Xây dựng với 38,58% ... |
VNG (VNZ) muốn huy động thêm 100 triệu USD, niêm yết trên sàn Singapore Theo nguồn tin từ Reuters, Công ty CP VNG (UPCoM: VNZ) đang muốn huy động 100 triệu USD (khoảng hơn 2.300 tỷ đồng) trong vòng ... |
Quỳnh Nga