Phác họa ga đường sắt tốc độ cao tại tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam

18/11/2024 - 17:36
(Bankviet.com) Ga Vinh, một trong 5 ga chính của tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đặt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên của Nghệ An, địa phương có diện tích rộng nhất Việt Nam.

Theo phương án trình Quốc hội, đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao qua Nghệ An dài 85,5 km, trong đó ga Vinh là một trong 5 ga chính của dự án, sẽ được xây dựng với quy mô 4 đường tàu, đảm bảo tất cả các tàu đều dừng tại đây.

Ga Vinh được đề xuất đặt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Với vị trí đắc địa nằm giữa trục đường rộng 72m kết nối Khu công nghiệp VSIP và Quốc lộ 46 mới, ga Vinh sẽ trở thành trung tâm đón trả khách và vận hành quan trọng trên toàn tuyến.

Đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao qua Nghệ An dài 85,5 km sẽ được bố trí hai trạm bảo trì, bao gồm một trạm tại xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu và một trạm kết hợp trong depot Vinh. Các trạm này sẽ phục vụ duy tu, bảo dưỡng và lưu trữ vật tư, vật liệu cho toàn tuyến, đảm bảo công tác vận hành liên tục và ổn định.

Ga Vinh sẽ là một trong 5 ga chính của dự án đường sắt tốc độ cao. Hình minh họa
Ga Vinh sẽ là một trong 5 ga chính của dự án đường sắt tốc độ cao. Hình minh họa

Depot Vinh đặt tại xã Hưng Tân và Hưng Thắng, sẽ hỗ trợ bảo trì và vận hành tàu trên khu đoạn Ngọc Hồi - Vinh, góp phần đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của tuyến đường sắt hiện đại này. Đây không chỉ là nơi bảo trì, bảo dưỡng các đoàn tàu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động khai thác.

Depot Vinh sẽ là một trong 5 depot tàu khách trên toàn tuyến, cùng với các depot khác tại Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh.

Depot Vinh, Đường sắt tốc độ cao sẽ được thiết kế phù hợp với hành lang quy hoạch của Nghệ AN, tránh các khu vực như Nhà máy Xi măng Hoàng Mai và đập Ồ Ồ, đồng thời giữ khoảng cách an toàn với các tuyến đường sắt hiện tại và cao tốc.

Tuyến đường sắt tốc độ cao đoạn qua Nghệ An được quy hoạch cẩn thận để tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu tác động đến môi trường cũng như các khu vực dân cư.

Tuyến sẽ vượt núi Trường Lâm, chạy song song với đường sắt hiện tại qua Quỳnh Lưu, Diễn ChâuKhu kinh tế Đông Nam, trước khi vượt sông Lam để tiếp nối địa phận Hà Tĩnh. Với tốc độ thiết kế 350 km/h, khoảng cách trung bình giữa các ga là 67 km, đảm bảo sự cân bằng giữa tốc độ cao và khả năng phục vụ hành khách.

Với việc bố trí 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa, tuyến đường sắt tốc độ cao hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn, đặc biệt cho các địa phương như Nghệ An, nơi có vị trí chiến lược trên hành lang Bắc - Nam. Trong đó, ga Vinh không chỉ đóng vai trò là trung tâm vận tải mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cho khu vực Bắc Trung Bộ.

Hòa Phát "đi trước đón đầu" xây dựng 12km đường sắt, tự tin sản xuất đường ray dài 100m cho tàu cao tốc 350 km/h

Hòa Phát đề xuất đầu tư tuyến đường sắt dài 12 km, kết nối Khu công nghiệp Hòa Tâm với tuyến đường sắt Bắc - ...

Đường sắt tốc độ cao đoạn qua TP. Nam Định được dự báo có hiệu quả vượt trội, người dân nhiều tỉnh lân cận hưởng lợi

Đường sắt tốc độ cao qua TP. Nam Định mang lại lợi nhuận ước tính 400 triệu USD trong 30 năm, khẳng định hiệu quả ...

Tổng mức đầu tư sơ bộ cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam khoảng 67 tỷ USD

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với vốn đầu tư khoảng 67 tỷ USD được xem là khả thi trong bối ...

Tỉnh có quy mô kinh tế lớn nhất miền Trung sẽ đặt nhà ga đường sắt tốc độ cao ở đâu?

Thanh Hóa, tỉnh có quy mô kinh tế dẫn đầu miền Trung dự kiến đặt nhà ga đường sắt tốc độ cao tại phường nằm ...

Hoàng Anh

Hoàng Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán