Sỏi túi mật là gì và phòng ngừa bằng cách nào? Phá ổ bào chế nghi cỏ Mỹ khủng ở Nha Trang |
113 viên sỏi được lấy ra từ túi mật của bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện 22-12 |
Ngày 24/10, đại diện Bệnh viện 22-12 (Khánh Hòa) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi cho một bệnh nhân có 113 viên sỏi túi mật.
Trước đó, bệnh nhân nữ 31 tuổi (ngụ thành phố Nha Trang) nhập viện trong tình trạng đau bụng âm ỉ, tăng dần ở vùng hạ sườn phải, kèm sốt và buồn nôn.
Qua khám lâm sàng và siêu âm bụng tổng quát, các bác sĩ phát hiện trong túi mật của bệnh nhân có rất nhiều viên sỏi gây biến chứng viêm túi mật cấp. Chỉ định phẫu thuật để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Kíp phẫu thuật thuộc khoa Ngoại cùng khoa Gây mê sau đó lấy ra được 113 viên sỏi, kích thước mỗi viên như hạt đậu. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe đã dần hồi phục.
Một số đối tượng có khả năng mắc sỏi túi mật cao là người béo phì; phụ nữ; người sinh con nhiều lần; những người trên 40 tuổi. Theo bác sĩ, sỏi túi mật có một số nguyên nhân như: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ làm tăng lắng đọng cholesterol; những người thường xuyên nhịn đói, ăn không đúng bữa; trong gia đình có người bị sỏi tủi mật; những phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai; một số bệnh nhân có các bệnh lý Crohn, bệnh lý tan máu bẩm sinh (làm tăng lượng bilirubin trong máu). Để ngăn ngừa sỏi mật, nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc, ưu tiên chất béo tốt từ nguồn thực phẩm như dầu cá, dầu ô liu. Hạn chế tinh bột, đường, chất béo không lành mạnh, thực phẩm giàu chất béo bão hòa. Duy trì vận động thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần. Không áp dụng các biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh. Khám sức khỏe định kỳ giúp tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật. |
Đức Thảo