Xuất khẩu thép thô của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng |
Brussels và Washington đang có kế hoạch hợp tác để tạo ra một khu vực thuế quan chung, đánh vào thép và nhôm nhập khẩu từ nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc, Ủy ban Châu Âu đề xuất về mối quan hệ EU - Mỹ, theo tờ Politico.
Cụ thể trong dự thảo thỏa thuận ngày 3/10, Washington và EU nêu phương án áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Nói cách khác, cả hai bên đang lên ý tưởng tạo ra “một câu lạc bộ gồm các nền kinh tế có cùng chí hướng”, sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế - nơi được cho là đang rót trợ cấp vào các lĩnh vực quan trọng như thép và công nghệ sạch.
Hai cường quốc đang đàm phán để đưa ra giải pháp thực sự cho thị trường quan trọng này. Những căng thẳng đó bắt nguồn từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, năm 2018 đã áp đặt thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả từ EU, tuyên bố rằng đó là vì lý do an ninh quốc gia.
Tài liệu dài 13 trang tiết lộ rằng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Ursula Von Der Leyen đang tìm cách đến gần hơn với Washington trong tranh chấp, nhằm thể hiện một mặt trận thống nhất xuyên Đại Tây Dương nhằm vào Trung Quốc.
Chỉ hơn một tuần trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Von Der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, các quan chức của Ủy ban đang chạy đua để đưa ra những kết quả cụ thể.
Một trong những kết quả được mong đợi là đạt được “Thỏa thuận toàn cầu về thép và nhôm bền vững” nhằm ngăn cản hoạt động buôn bán thép sử dụng nhiều carbon và ép các nước như Trung Quốc giảm trợ cấp cho sản xuất kim loại, gây tổn hại cho các nhà sản xuất Mỹ và châu Âu.
Ở giai đoạn này, các bên cho rằng biện pháp thuế quan cần được áp dụng trong “thời gian ngắn nhất có thể” sau khi thỏa thuận được thông qua. Điều thú vị là mức thuế 25% và 10% là những con số tương ứng với mức thuế năm 2018 của Trump, bao gồm cả thuế chống lại các nhà sản xuất EU.
Ý tưởng về câu lạc bộ cũng có thể không thành công với các nước sản xuất thép, những nước có thể muốn đưa EU và Mỹ ra tòa tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Đề xuất vào phút cuối của Ủy ban liệt kê 6 tiêu chí để các quốc gia khác tham gia câu lạc bộ kim loại, trong đó một số tiêu chí rõ ràng nhắm vào Bắc Kinh. Một tiêu chí yêu cầu “nền kinh tế phải kiềm chế áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với nguyên liệu thô, đầu vào trung gian và các sản phẩm liên quan khác có liên quan”.
Trung Quốc đã áp đặt các hạn chế đối với hai kim loại quan trọng đối với chất bán dẫn là gali và gecmani vào đầu tháng 8, trong khi Indonesia đã cấm xuất khẩu niken, thành phần chính của thép không gỉ.
Mặc dù cuộc tranh chấp xuyên Đại Tây Dương đã bế tắc trong nhiều năm, nhưng Ủy ban và chính quyền Biden hiện đang đàm phán đến cuối cùng để đưa ra giải pháp. Để làm như vậy, họ thậm chí còn lùi thời hạn tự đặt ra để đạt được thỏa thuận từ cuối tháng 10/2023 đến ngày 1/1/2024.
Bất chấp áp lực về thời gian, vẫn có sự chia rẽ giữa Washington và Brussels về việc chính xác thì thỏa thuận sẽ như thế nào.
Thị trường hàng hóa hôm nay 14/10: Căng thẳng leo thang ở Trung Đông thổi bùng giá xăng dầu tăng 5% Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, diễn biến mới ở Trung Đông tiếp tục đẩy giá dầu tăng vọt gần 5%, giá ... |
EU lên kế hoạch điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc EU có động thái điều tra chống trợ cấp đối với thép xuất xứ Trung Quốc để bảo vệ các ngành công nghiệp trong khu ... |
Trung Quốc: Suy thoái thương mại thu hẹp để ngỏ triển vọng phục hồi Một loạt dữ liệu kinh tế trái chiều của Trung Quốc được công bố ngày 13/10 cho thấy, sự sụt giảm thu hẹp trong thương ... |
Mộc Trà