Chứng khoán Agribank - AGR
Khuyến nghị Tăng tỷ trọng cổ phiếu MBB
AGR đánh giá Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) là một trong những ngân hàng TMCP tư nhân có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2023 được hỗ trợ bởi các yếu tố sau: (1) Thu nhập lãi thuần duy trì đà tăng nhờ quy mô tín dụng còn nhiều dư địa tăng trưởng trong những tháng cuối năm và lợi thế chi phí vốn thấp nhờ tỷ lệ CASA dẫn đầu ngành; (2) Sở hữu hệ sinh thái dịch vụ tài chính toàn diện; (3) Định giá hấp dẫn với tỷ lệ P/B thấp (1,2x). Do đó, AGR khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 26.000 đồng/cp (upside 35%).
AGR khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu MBB. |
Cổ phiếu MBB đang vận động gần vùng kháng cự 17.800-19.400 đồng/cp. Với việc phản ứng giao dịch tại quanh vùng Fibonacci 38,2%; 50% và 61,8% hiện tại tương đối mạnh (với khối lượng ở mức trung bình – cao so với nhịp phục hồi trước đó).
Nhà đầu tư có thể giải ngân từng phần ở các vùng Fibonacci kể trên: Mua vào ở quanh vùng 17.900 đồng/cp, tăng tỷ trọng khi giá vượt 19.400 đồng/cp. Trong trường hợp động lượng mua mạnh xuất hiện tại vùng giá 22.300 đồng/cp, nhà đầu tư có thể chờ chốt vị thế quanh ngưỡng 26.000 đồng/cp.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng Công ty CP Thép Nam Kim (HOSE: NKG) giảm lần lượt 30% và 88% so với cùng kỳ do giá bán và sản lượng giảm trên 15% trong bối cảnh nhu cầu đang ở mức thấp. MBS dự báo lợi nhuận ròng 2023-2024 đạt mức 370 tỷ và 616 tỷ (tăng 67% so với năm trước) với động lực đến từ thị trường xuất khẩu.
Theo dự báo của MBS, sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 603.992 tấn (tăng trưởng 20%) và 634.192 tấn (tăng trưởng 5%) vào năm 2023 và 2024. Sản lượng nội địa dự kiến duy trì ở mức 344.571 tấn (giảm 8%) và hồi phục lên 396.257 tấn (tăng trưởng 15%) nhờ thị trường bất động sản ấm lên. Lợi nhuận ròng của NKG có thể đạt 370 tỷ trong 2023 và tăng 67% trong 2024.
MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NKG, giá mục tiêu 26.150 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 20% với những lý do chính sau: (1) kỳ vọng thị trường xuất khẩu phục hồi và là động lực tăng trưởng chính trong 2023-204, (2) Lợi nhuận ròng quay trở lại mức dương đạt 370 tỷ trong 2023 và tăng trưởng 67% trong 2024. NKG đang giao dịch ở mức P/B <1 và còn thấp hơn mức p>
Các rủi ro đối với khuyến nghị bao gồm: Nhu cầu xuất khẩu sụt giảm tại EU, Mỹ và thị trường bất động sản nội địa phục hồi chậm hơn dự kiến.
Doanh thu trong nửa đầu năm 2023 của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đạt 8,4 nghìn tỷ đồng (+11,0% yoy), chủ yếu đến từ mảng M&C với các dự án xây lắp, đạt 4,9 nghìn tỷ đồng (+31,1% yoy), chiếm 58% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, mảng FSO/FPSO cũng tăng cao hơn so với cùng kì, phần nào hỗ trợ sự sụt giảm của các mảng kinh doanh khác. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 439 tỷ đồng (+77,4% yoy) nhờ cắt giảm mạnh chi phí tiền lương.
Lô B – Ô Môn kì vọng sẽ nhận được FID ngay trong năm 2023. Tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình phê duyệt dự án, nhưng theo quan sát của VCBS, Chính Phủ và các bên liên quan đều đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ dự án, điển hình là việc thực hiện chuyển giao chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn 3 và 4 từ EVN sang PVN. Theo thông tin chia sẻ, liên doanh PVS đã trúng gói thầu EPCI#1 với giá trị 1,08 tỷ USD. Ngoài ra, sau giai đoạn first gas, PVS sẽ còn tiếp tục tham gia xây dựng giai đoạn 2, với giá trị mỗi năm có thể vào khoảng 100-200 triệu USD.
Trong năm 2024, nhiều dự án dầu khí trong nước sẽ được triển khai bao gồm Lạc Đà Vàng, Sư tử trắng giai đoạn 2 với tổng giá trị hợp đồng lên đến gần 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường quốc tế cũng đang rất sôi động do nhu cầu khai thác mới từ khu vực Trung Đông. Trong thời gian qua, PVS đã và đang gấp rút đấu thầu các dự án lớn tại Qatar, tuy nhiên công ty chưa tiết lộ chi tiết cụ thể về giá trị cũng như các dự án này. Điều này sẽ giúp đảm bảo lượng công việc khổng lồ cho PVS trong 2-3 năm tới.
Bên cạnh các dự án đã kí từ đầu năm, trong tháng 6/2023, PGE group và Orsted đã ký thỏa thuận với liên doanh PTSC M&C (công ty con của PVS) để thiết kế, sản xuất và vận hành 4 trạm biến áp ngoài khơi (375 MW mỗi trạm) cho dự án điện gió Baltica 2 tại Ba Lan. Đây là một bước tiến nữa của PVS trong việc tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi trên phạm vi toàn cầu – một hướng đi sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho mảng kinh doanh cốt lõi của công ty trong tương lai.
Bên cạnh đó, thị trường điện gió trong nước kì vọng cũng tạo ra lượng công việc tiềm năng cho PVS trong tương lai, với tổng công suất điện gió quy hoạch đến năm 2023 sẽ gấp 52 lần so với hiện tại, tương đương với giá trị hợp đồng ước tính mỗi năm PVS có thể nhận được là 100-200 triệu USD.
Hiện tại 6 tàu FSO/FPSO đều đã có hợp đồng cho đến hết 2023, đảm bảo nguồn doanh thu chắc chắn trong năm nay. Với việc giá dầu kì vọng sẽ duy trì ở mặt bằng cao hơn trong năm 2024, VCBS kỳ vọng nhu cầu kho chứa nổi vẫn sẽ tiếp tục duy trì ổn định, đảm bảo nguồn thu nhập đều đặn trong nhiều năm tới. Ngoài ra, PVS có thể sẽ phải đầu tư thêm một kho nổi mới nếu đấu thầu dự án Lạc Đà Vàng thành công, giúp hỗ trợ thêm doanh thu của công ty trong tương lai.
Do mới tham gia vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi, do đó công ty đang chấp nhận mức biên lợi nhuận mỏng hơn so với trung bình ngành. VCBS kì vọng từ năm 2024 trở đi, biên gộp sẽ có sự cải thiện tích cực hơn nhờ quá trình chuyên môn hóa và sắp xếp kho bãi theo hướng tối ưu hơn từ những kinh nghiệm đã có trong năm 2023. Bên cạnh đó, VCBS cũng kì vọng thị trường xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024, giúp gia tăng sản lượng khai thác cũng như cải thiện biên gộp của mảng căn cứ cảng. Ước tính biên gộp trong năm 2024 sẽ tăng lên 5,6% so với mức 4,9% trong năm 2023.
VCBS nâng gia mục tiêu đối với cổ phiếu PVS lên 43.200 đồng/cp do thực hiện điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng xây dựng tại dự án Lô B lên 1 tỷ USD từ mức 700 triệu USD trong dự phóng trước đây, đồng thời bổ sung dự án Baltica 2 với giá trị 180 triệu USD vào mô hình định giá, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVS, tương ứng với mức upside là 17%.
BSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE (Công ty CP Vincom Retail) và nâng mức giá mục tiêu lên 38.900 đồng/cp (upside +31%) khi áp dụng mức EBITDA năm 2024F làm năm tham chiếu thay vì 2023F như Báo cáo trước.
Quan điểm đầu tư: Định giá hấp dẫn khi VRE đang giao dịch tại EV/EBITDA 2023F và 2024F lần lượt 10.6x và 9.9x – thấp hơn mức -1 lần độ lệch chuẩn; Tỷ lệ lắp đầy TTM và công tác triển khai shophouse tốt là yếu tố dẫn dắt cho mức phục hồi ấn tượng trong 2023-2024; Thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam nhiều tiềm năng trong dài hạn, được ủng hộ bởi điều kiện vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu cao và các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi.
Rủi ro: Rủi ro lạm phát, suy thoái ảnh hưởng đến sức tiêu dùng của thị trường; Rủi ro tiến độ khai trương các TTTM mới chậm hơn dự kiến.
Năm 2023: BSC điều chỉnh tăng dự báo KQKD do tiến độ xây dựng các dự án BĐS tốt hơn kỳ vọng, qua đó, DTT đạt 9.631 tỷ đồng (+32% YoY, +7% so với dự báo trước) và LNST đạt 3.886 tỷ đồng (+44% YoY, +11% so với dự báo trước), EPS 2023F = 1.669 đồng/cp, PE 2023F = 18.2x và P/B 2023F = 1.85x
Năm 2024: BSC dự báo, VRE sẽ ghi nhận DTT đạt 9.875 tỷ đồng (+3% YoY) và LNST đạt 4.152 tỷ đồng (+7% YoY), EPS 2024F = 1.783 đồng/cp, PE 2024F = 17.0x, P/B 2024F = 1.66x.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 11/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 12/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 13/9/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Đức Anh