Duy trì đánh giá khả quan cổ phiếu VPB
Công ty chứng khoán VNDirect – VND
VNDirect cho rằng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HOSE: VPB) là một trong những cổ phiếu ưa thích với các nhà đầu tư nhìn vào kỳ vọng phục hồi lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong dài hạn thay vì tập trung vào các khó khăn ngắn hạn.
Lý do ưu thích VPB của VNDirect bao gồm: 1) tỷ lệ an toàn vốn ~17% sau thương vụ với SMBC và mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu, 2) cơ hội mở rộng bên ngoài cho vay truyền thống nhờ các công ty con thuộc lĩnh vực cho vay tiêu dùng (FE Credit), chứng khoán (VPBank Securities), và bảo hiểm phi nhân thọ (OPES), cùng với 3) định giá hấp dẫn với P/B cho năm 2023 chỉ đạt 1,1 lần - thấp hơn nhiều so với trung bình 3 năm là 1,5 lần và các ngân hàng cùng ngành 1,2 lần so với mức tăng trưởng EPS cao hơn 15% trong giai đoạn 2022-25.
VNDirect duy trì đánh giá khả quan cho cổ phiếu VPB với giá mục tiêu thấp hơn 25.700 đồng/cp |
Giá mục tiêu của VNDirect là 25.700 đồng/cp dựa trên tỷ trọng bằng nhau giữa hai phương pháp định giá tương đối và định giá thu nhập thặng dư. VNDirect sử dụng lãi suất phi rủi ro là 2,7% (lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2023) và phần bù rủi ro vốn cổ phần là 9,6% (theo điều chỉnh từ NYU Stern). VNDirect áp dụng P/B mục tiêu là 1,4 lần năm 2023. Con số này cao hơn mức P/B hiện tại của ngành (1,2 lần) do tin tưởng vào sự phục hồi và tăng trưởng của ngân hàng khi nền kinh tế phục hồi. Theo ước tính của VNDirect, ROE hợp nhất của VPB có thể tăng trở lại lên 15-20% trong giai đoạn 2025-27 sau khi dao động xung quanh mức 10% giai đoạn 2023- 24 trong giai đoạn tái cấu trúc FE Credit.
VNDirect duy trì đánh giá khả quan cho cổ phiếu VPB với giá mục tiêu thấp hơn 25.700 đồng/cp do ước tính NIM thu hẹp và thu nhập từ thu hồi nợ xấu giảm. Rủi ro tăng giá bao gồm: 1) sự phục hồi nhanh hơn so với dự kiến tại FEC, (2) NIM ở ngân hàng mẹ cao hơn kỳ vọng và (3) tăng trưởng cho vay tốt hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá là khả năng nợ xấu tăng cao do khẩu vị rủi ro cao của ngân hàng.
Công ty chứng khoán MB - MBS
Trong Q3/23, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank, HOSE: HDB) tăng 13% svck, chủ yếu nhờ thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 29% svck. Chi phí DPRR tín dụng giảm 7% svck, ghi nhận 636 tỷ đồng. Nhờ vậy, LNST tăng 23% svck, đạt 2.480 tỷ đồng. Lũy kế 9T23, HDB ghi nhận 6,727 tỷ đồng LNST, tăng 12% svck, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm theo dự phóng của MBS.
Tăng trưởng tín dụng 9T23 đạt 11,5% sv đầu năm, cao hơn nhiều so với mức 6,92% của toàn ngành, chủ yếu đến từ mảng cho vay doanh nghiệp. MBS cho rằng TTTD của ngân hàng trong 2023/24 có thể đạt 25%/23%, nhờ có (i) sản xuất và xuất khẩu phục hồi; (ii) lãi suất cho vay thấp sẽ tác động tích cực lên cầu tín dụng; (iii) lợi thế khi ngân hàng nhận CGBB NH khác.
Tỷ lệ nợ xấu Q3/23 của HDB tăng lên 2,3% từ mức 2,2% cuối Q2/23 và 1,67% cuối năm 2022. Nợ nhóm 2 tăng gấp đôi so với 2022; chiếm 5% trên tổng dư nợ cuối Q3/23. Tuy nhiên, Nợ xấu của HD Saison bắt đầu có dấu hiệu giảm nhẹ trong Q3/23, khi tỷ lệ NPL Q3/23 là 7,9% (Q2/23: 7,92%; 2022: 7,11%). Chính vì vậy, MBS cho rằng chất lượng tài sản có khả năng cải thiện trong các quý sau
Dựa trên kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023 tăng trưởng tích cực và tiềm năng tăng giá trong trung và dài hạn HDBank, MBS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 22.700 đồng/cp. MBS kỳ vọng lợi nhuận sau thuế của HDB sẽ tăng 15%/24% trong 23/24, nhờ tăng trưởng tín dụng và NIM ổn định trước áp lực từ việc gia tăng trích lập dự phòng.
Rủi ro giảm giá: 1) Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến, 2) NIM giảm nhanh hơn kỳ vọng. Động lực tăng giá: 1) Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 29% trong 2023.
Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS
Kết quả thực tế thấp hơn so với kỳ vọng của PHS một ít – doanh thu 9 tháng YTD và NPAT của Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (HOSE: SAB) lần lượt đạt 21.941 tỷ đồng (-12,1% YoY) và 3.289 Tỷ đồng (-26% YoY), thấp hơn 9% và 4,7% dự phóng mới nhất của PHS.
Doanh thu thuần của 3Q2023 của SAB đạt 7.415 tỷ đồng (-14% YoY, -10,8% QoQ), điều này là do mức tiêu thụ chung yếu ớt của thị trường chung dẫn đến giảm sản lượng bia bán ra. Theo số liệu của GSO, sản lượng bia cho 9 tháng đầu năm đã giảm hơn 21% YoY. PHS cho rằng xu hướng thắt chặt chi tiêu để chuyển sang các sản phẩm giá cạnh tranh hơn sẽ giúp công ty hưởng lợi.
Biên lợi nhuận gộp (GPM) của 3Q23 đạt 30,1%, giảm 109bps so với cùng kỳ. Giá nguyên vật liệu đầu vào và chi phí đóng gói tăng cao do giá chốt đầu năm đã bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty đã chốt giá nguyên vật liệu đến hết 2023 và chi phí đóng gói đến hết 3Q23. Mặc dù chi phí đầu vào của năm sau được kỳ vọng sẽ thấp hơn, PHS dự phóng GPM sẽ giữ nguyên ở mức hiện tại do tình hình kinh tế khó khăn sẽ cản trở công ty trong việc nâng giá bán (SAB đã nâng giá bán vào tháng 4/2023, PHS ước lượng khoảng 5%).
Chi phí SG&A đã tăng chóng mặt lên 22,3% do cạnh tranh gay gắt vì thị phần hiện tại. Cũng dễ hiểu khi SAB phải tăng mức độ marketing và kích cầu để chạy đua kịp với các đối thủ như Heineken, Carlsberg. PHS tin rằng sự cạnh tranh này sẽ không kết thúc sớm ngay cả khi kinh tế hồi phục.
Khuyến nghị hiện tại của PHS cho SAB là mua với giá mục tiêu là đồng 88.050 đồng/cp (tiềm năng tăng giá: 43,6%). Kết quả thực tế của SAB không lệch quá nhiều so với dự phóng của PHS, tuy nhiên, do bối cảnh không tích cực của nền kinh tế và cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trong ngành bia, PHS có thể phải chọn một góc nhìn thận trọng hơn cho năm sắp tới.
Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS
PHS ước tính doanh thu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM) sẽ giảm mạnh xuống còn 12,3 nghìn tỷ đồng (-33,9% YoY) vào năm 2023 khi sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng phân bón do chiến tranh Ukraine qua đi. Nghiêm trọng hơn, LNST có thể giảm xuống còn 0,9 nghìn tỷ đồng (-84% YoY). Hiệu quả hoạt động sẽ giảm sút do giá Urê có thể giảm mạnh hơn giá đầu vào (khí khô), vốn vẫn ở mức cao do được tính dựa trên giá dầu mazut (FO). Theo đó, PHS dự đoán Biên lợi nhuận gộp sẽ giảm đáng kể từ 42% ở năm 2022 xuống còn 17% vào năm 2023F và 2024F, mức trước chiến tranh Ukraine.
Điểm nhấn đầu tư: (1) Nhu cầu phân bón tăng cao đến từ việc gia tăng canh tác ngũ cốc do giá mặt hàng này trên toàn cầu tăng vì tác động của El Nino.
(2) Giá phân urê toàn cầu đang leo thang do giá khí đốt tăng cao, bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị và sự chuẩn bị cho mùa đông ở Châu Âu. Việc thắt chặt nguồn cung do lệnh cấm xuất khẩu urê của Trung Quốc càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Những yếu tố này, dù mang tính mùa vụ nhưng có thể hỗ trợ tích cực cho kết quả hoạt động của công ty trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
(3) Cơ cấu tài chính rất ít nợ vay và dòng tiền mạnh giúp công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao trong những năm tới (20% vào năm 2023 và khoảng 6% vào năm 2024F). Công ty cũng tập trung đầu tư vào các dự án sản xuất hóa chất mới để đa dạng hóa danh mục sản phẩm cũng như tạo ra các động lực tăng trưởng mới.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 35.000 đồng/cp. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DPM với mức tăng giá tiềm năng là 9%. Định giá của PHS giả định rằng tốc độ tăng trưởng của dòng tiền sau năm 2027 là 0% (g=0%) do thị trường phân bón nội địa bị phân mảnh và tiến gần đến trạng thái bão hòa mà không có động lực tăng trưởng mới. Rủi ro: (1) Biến động bất lợi của giá nhiên liệu đầu vào; (2) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Phiên giao dịch ngày 13/11/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 14/11/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Phiên giao dịch ngày 15/11/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Đức Anh