Trong nửa đầu năm đầu 2022, doanh thu thuần của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (HOSE - Mã: GAS) đạt 54,3 nghìn tỷ đồng (+35% YoY) và LNST cũng đạt 8,6 nghìn tỷ đồng (+98% YoY), đạt gần một nửa so với dự báo của PHS. Đây là mức tăng trưởng phi thường trong bối cảnh sự thắt chặt nguồn cung trên thế giới vẫn tiếp diễn mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu GAS với giá mục tiêu 136.100 đồng/cp. Hình minh họa |
Dự phóng: Xét đến cuộc xung đột vũ trang kéo dài ở châu Âu và việc Nga, một trong những nhà cung cấp lớn nhất, đang ngày càng bị cô lập khỏi thị trường dầu khí thế giới, trong kịch bản cơ sở, PHS nâng giá dầu Brent trung bình năm 2022 lên 95 USD/thùng (trước đây là 90 USD/thùng) phản ánh đầy đủ những xáo trộn của cán cân cung – cầu khi mùa đông đến. Khi đó, Doanh thu thuần có thể đạt 114,6 nghìn tỷ đồng (+45,1% YoY) và LNST đạt 18,2 nghìn tỷ đồng (+106.5% YoY).
Kể từ năm 2021, biên lợi nhuận đã cải thiện cùng với sự gia tăng của giá dầu khí theo sau sự phục hồi nhanh chóng của thế giới và tình hình nguồn cung thắt chặt do chiến tranh Nga - Ukraine gây ra. Trong quý 2 năm nay, con số này đạt 25%, cao nhất trong nhiều năm.
Điểm nhấn đầu tư: (1) Giá dầu và khí sẽ tiếp tục duy trì đà tăng do nguồn cung thắt chặt sẽ tiếp tục kéo dài trong suốt mùa đông tới, và sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận của công ty. (2) Công ty đang đẩy nhanh việc phát triển cơ sở hạ tầng để nhập khẩu và phân phối Khí hóa lỏng (LNG), LNG Thị Vải, 2022-2023 và LNG Sơn Mỹ từ năm 2025, nhằm phục vụ nhu cầu khí đốt tăng cao trong nước khi (3) Chính phủ đã nhấn mạnh sự chuyển dịch năng lượng xanh để đáp ứng yêu cầu giảm thải carbon đã cam kết giữa các quốc gia và do đó, sẽ ưu tiên nguồn năng lượng từ khí trong tầm nhìn đến năm 2030. Sự chuyển dịch này cùng với nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng công nghiệp và hộ gia đình được kỳ vọng sẽ thắp sáng triển vọng của công ty trong tương lai sắp tới.
Định giá & khuyến nghị: Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 136.100 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với mức tăng giá tiềm năng là 18%. Định giá của PHS không bao gồm các dự án Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ giai đoạn 2 do sự không chắc chắn, điều kiện không thuận lợi và thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn định giá. Định giá này đã được điều chỉnh tăng 1% so với trước đó do giả định giá dầu Brent năm 2022 đã được điều chỉnh tăng trong trường hợp cơ sở của PHS.
Rủi ro: (1) Sự xuất hiện trở lại của các chủng virus corona mới; (2) Sự thay đổi bất lợi trong chính sách điều hành của chính phủ; (3) Rủi ro suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét; (4) Rủi ro địa chính trị.
BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VHC với giá mục tiêu mới cho năm 2022 là 108.500 đồng/cp (+26% so với mức giá ngày 23/08/2022) sau khi điều chỉnh mức P/E mục tiêu từ 13 xuống 9 do (i) lãi suất điều chỉnh tăng (ii) giảm tốc độ tăng trưởng so với lợi nhuận sáu tháng đầu năm.
Năm 2022, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VHC lần lượt đạt 12.524 tỷ đồng (+39,5% YoY) và 2.318 tỷ đồng (+112% YoY). EPS 2022 là 12.600 đồng, tương đương với P/E fw là 6,9.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VHC ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội với doanh thu đạt 7.494 tỷ đồng(+81% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.341 tỷ đồng (+242% YoY). Riêng quý 2 ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 4.226 tỷ đồng (+80% YoY) và 788 tỷ (+202% YoY).
Doanh thu tăng trưởng tích cực đến từ nhóm sản phẩm truyền thống: Cá tra đạt 4.955 tỷ đồng (+82% YoY) và Phụ phẩm đạt 1.170 tỷ đồng (+48% YoY). Đáng chú ý, doanh thu từ sản phẩm khác (BSC cộng gộp doanh thu khác, doanh thu phồng tôm, gạo) tăng trưởng mạnh đạt 853 tỷ, chiếm 11% doanh thu sáu tháng đầu năm.
Lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn doanh thu do biên gộp tăng mạnh lên mức 25% so với mức biên 17% cùng kỳ. BSC cho rằng, biên gộp tăng do giá xuất khẩu các thị trường khả quan: giá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ tăng 60% YoY, vào EU tăng 34% YoY, vào Trung Quốc tăng 38% YoY.
Biên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đạt 3,7%, giảm mạnh so với mức biên 7% cùng kỳ do doanh thu tăng nhanh hơn (+81% YoY) so với mức tăng của chi phí (+22% YoY).
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (HOSE - Mã: BWE) đang giữ vị thế độc quyền trong cung cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. BWE hiện sở hữu 9 nhà máy nước với tổng công suất thiết kế cấp gần 800,000 m3 /ngày đêm. Hiện BWE đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng truyền tải nước để khai thác được tối đa công suất tăng thêm của các nhà máy.
Tỷ lệ thất thoát nước (NRW) tiếp tục duy trì quanh ngưỡng 5%: NRW liên tục cải thiện và duy trì ở mức thấp trong thời gian qua đã giúp cho biên lợi nhuận gộp của BWE tăng mạnh, từ đó đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Becamex IDC (HOSE: BCM) đang là cổ đông chiến lược với tỷ lệ sở hữu 19,4%. Nhờ vậy BWE đã trở thành đơn vị cung cấp và xử lý nước chính cho các dự án KCN và khu dân cư của BCM tại Bình Dương. BWE đã hoàn thành nâng cấp xong các dự án trong thời gian qua, bao gồm: Nâng cấp công suất nhà máy nước Uyên Hưng lên 59.500 m3 /ngày đêm; Tăng mạnh công suất trạm bơm Đất Cuốc lên 70,000 m3 /ngày đêm; Hoàn thành mở rộng hạ tầng cấp nước tại khu vực huyện Bắc Tân Uyên; Vận hành tuyến ống chính D1000-1600 kết nối với nhà máy Tân Hiệp để khai thác được tối đa được công suất tăng thêm 100.000 m3 /ngày đêm của nhà máy này.
UBND tỉnh Bình Dương đang xem xét ban hành quy định giá bán nước trong giai đoạn 2023-2027 để thay thếcho QĐ 04/2018/QĐ-UBND, và MASVN cũng thận trọng kỳ vọng rằng giá bán nước theo quy định mới sắp tới sẽ duy trì được mức tăng 3%/năm.
Mảng xử lý rác, nước thải được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn khi: 1) Nhà máy sản xuất phân compost công suất 840 tấn/ngày và lò đốt rác Nam Bình Dương với công suất 200 tấn/ngày được đưa vào vận hành trong nửa cuối năm 2022; 2) Hoàn thành nâng cấp công suất nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một giai đoạn 2 lên 35.000 m3 /ngày đêm khi mà nhà máy đã hoạt động gần hết công suất trong năm 2021; 3) Vận hành tuabin phát điện 5MW sử dụng nhiệt thu hồi từ các lò đốt rác và dự kiến sẽ nâng lên 10MW vào 2023.
MASVN khuyến nghị Tăng tỷ trọng với BWE với giá mục tiêu là 55.300 đồng/cp (+14,7%) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE. MASVN kỳ vọng doanh thu và LNST năm 2022 sẽ lần lượt đạt 3.581 tỷ đồng (+14,8% svck) và 824 tỷ đồng (+10% svck) nhờ vào các yếu tố sau: 1) Sự tăng trưởng ổn định từ doanh thu; 2) Đẩy mạnh mở rộng hệ thống đường ống sắp tới sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; 3) Chi phí lãi vay và chi phí khấu hao bào mòn biên lợi nhuận; 4) Mảng xử lý rác, nước thải sẽ cải thiện tích cực hơn trong nửa cuối 2022 trong bối cảnh tích cực trong nửa đầu năm 2022 và mức nền thấp cùng kỳ năm ngoái.
VCSC giữ khuyến nghị mua cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Sàn HOSE) dù giảm giá mục tiêu thêm 11% còn 39.000 đồng/cp.
Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) định giá thấp hơn cho mảng dịch vụ môi giới (2) định giá thấp hơn cho các dự án tại tỉnh Bình Dương do VCSC trì hoãn giả định về thời gian mở bán của VCSC và (3) giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn 0,5 điểm phần trăm của VCSC.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-8% YoY), chủ yếu được đóng góp từ việc bàn giao tại Gem Sky World (GSW), Opal Skyline và St. Moritz cũng như sự cải thiện của mảng dịch vụ môi giới trong 6 tháng cuối năm 2022. VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 15% chủ yếu do dự báo thấp hơn cho mảng dịch vụ môi giới trong bối cảnh hoạt động bán hàng 6 tháng đầu năm 2022 yếu hơn dự kiến và dự báo chi phí lãi vay cao hơn cho mảng này.
VCSC duy trì khuyến nghị khả quan cho cổ phiếu SZC của CTCP Sonadezi Châu Đức (Sàn HOSE) và nâng giá mục tiêu của VCSC thêm 1,7% lên 60.000 đồng/cp.
Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do (1) dự báo doanh số cho thuê đất KCN tích cực của SZC trong giai đoạn 2022-2025 và (2) P/B mục tiêu cao hơn là 2,7 lần so với 2,5 lần trước đây đối với quỹ đất khu dân cư (KDC) còn lại của SZC (không bao gồm dự án KDC Hữu Phước), bị ảnh hưởng một phần bởi (3) giả định lãi suất phi rủi ro của VCSC tăng 0,5 điểm %.
Trong năm 2022, VCSC dự báo doanh thu đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+90% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 316 tỷ đồng (-2% YoY). Chênh lệch tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do biên lợi nhuận gộp dự báo giảm 28 điểm % YoY do (1) SZC điều chỉnh tăng chi phí phát triển KCN và (2) đóng góp doanh thu từ dự án KDC Hữu Phước có biên lợi nhuận thấp trong năm nay.
Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
VDSC: 3 chủ đề đầu tư tích cực và danh mục cổ phiếu cuối năm 2022 VDSC đã đưa ra 3 chủ đề đầu tư tích cực cho các nhà đầu tư, bao gồm: lạm phát tạo đỉnh trong nửa cuối ... |
VN-Index có tuần thứ 6 tăng liên tiếp: Chớ chủ quan Áp lực chốt lời gia tăng đang dần hiện hữu, cùng với việc thị trường đang rơi vào vùng trũng thông tin, làm dấy lên ... |
Chứng khoán phiên chiều 24/8: Mốc 1.280 lại làm khó VN-Index Tiếp nối xu hướng tăng điểm của phiên trước đó, thị trường có thêm một phiên hồi phục tích cực về cả điểm số lẫn ... |
Đức Anh