Phiên giao dịch ngày 26/10/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

26/10/2022 - 05:22
(Bankviet.com) Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 26/10/2022, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam trích dẫn để bạn đọc tham khảo.

Phiên giao dịch ngày 25/10/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Công ty chứng khoán Tiên Phong - TPS

TCB là cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn với mức định giá hấp dẫn

Tại cuộc họp ngày 21/10/2022, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (HOSE – Mã: TCB) đã cập nhật tình hình hoạt động của Ngân hàng trong quý III và 9 tháng năm 2022. Tổng thu nhập quý III/2022 đạt 10.338 tỷ đồng (tăng 17,8% so với cùng kỳ) và lũy kế 9 tháng đạt 31.474 tỷ đồng (tăng trưởng 16,9%); lợi nhuận sau thuế quý III/2022 đạt 5.367 tỷ đồng (tăng 21,1%) và 9 tháng đạt 16.864 tỷ đồng (tăng 23% so với cùng kỳ năm trước).

Phiên giao dịch ngày 26/10/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý
TCB là cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn với mức định giá hấp dẫn. hình minh họa

Tăng trưởng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi năm 2022 kỳ vọng sẽ thấp hơn 2021. NIM 2022 sụt giảm với chi phí huy động gia tăng và tỷ lệ CASA 2022 cũng suy giảm. Tỷ lệ nợ xấu vẫn kiểm soát tốt và duy trì mức tương đương so với cùng kỳ.

Theo ước tính của TPS, lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 của ngân hàng ước đạt mức tăng trưởng gần 20% so với năm trước, đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. TPS đánh giá TCB là cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn với mức định giá hấp dẫn (P/B hiện tại là 0.74x so với mức trung bình lịch sử 3 năm là 1.56x)

Công ty chứng khoán MB - MBS

Dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2023 của QTP lần lượt đạt 93% và 115% so với 2022

Kết quả kinh doanh quý 3 của công ty vẫn tiếp tục khả quan với doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 59% và 70% so với cùng kỳ 2021. MBS duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu QTP của Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh với giá mục tiêu 12 tháng ở mức 18.500 đồng/cp.

Sản lượng điện sản xuất quý 3.2022 tăng mạnh 16,2%: sản lượng điện sản xuất Q3 đạt 1.866 triệu kwh, lũy kế 9T đạt 5.563 trkwh, tăng 5,6% so với cùng kỳ (svck). Sản lượng điện thương phẩm đạt 5.125 trkwh, tăng 6,8% svck, lần lượt hoàn thành 72,8% và 74,1% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh 9T.2022 khả quan với doanh thu và lợi nhuận tăng 31% và 88% so với cùng kỳ: Doanh thu quý 3 đạt 3.141 tỷ đồng, tăng 59% svck, lũy kế 9 tháng đạt 8.155 tỷ đồng, tăng 31% và hoàn thành 85% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế Q3 đạt 155 tỷ đồng, tăng 70% svck, lũy kế 9 tháng đạt 784 tỷ đồng, tăng mạnh 88% và đạt 171% kế hoạch cả năm.

Sản lượng điện tăng và giá điện thị trường cao là nguyên nhân chính mang lại kết quả kinh tốt cho công ty. Sản lượng điện tăng, giá điện thị trường cạnh tranh quý 3 đạt trung bình 1.540,1 đồng/kwh, tăng 61% svck, lũy kế 9 tháng tăng 42%.

Doanh thu và lợi nhuận cả năm 2022 dự báo tăng 30% và 55% so với 2021. MBS dự báo sản lượng sản xuất có thể đạt 7,500 trkwh, Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 11.181 tỷ đồng và 955 tỷ đồng, tăng 30% và 55% so với 2021.

Dự báo năm 2023 tiếp tục là một năm thuận lợi với QTP trên các yếu tố: 1) Nhà máy hoạt động ổn định và được huy động sản lượng điện cao từ 7.300-7.500 trkwh; 2) Chi phí khấu hao và tài chính được kiểm soát tốt làm gia tăng hiệu quả kinh doanh; 3) Nhu cầu điện hệ thống tiếp tục tăng trưởng 8%-9% trong khi hinh thái thời tiết chuyển sang trạng thái EL Nino thuận lợi cho nhiệt điện.

Dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2023 lần lượt đạt 93% và 115% so với 2022: MBS dự báo sản lượng điện sản xuất năm 2023 tiếp tục đạt mức từ 7.300-7.400 triệu kwh. Doanh thu dự báo đạt 10.574 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.145 tỷ đồng, lần lượt bằng 93% và 115% của năm 2022, lợi nhuận tăng do các chi phí khấu hao và tài chính tiếp tục giảm.

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC

Khuyến nghị tích cực cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 33.700 đồng/cp

Mặc dù giá dầu đã có sự hồi phục ấn tượng so với thời điểm của năm 2021, kết quả kinh doanh của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS – sàn HNX) trong nửa đầu năm 2022 kém khả quan hơn nhiều so với dự báo của BVSC, khi lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ chỉ đạt 223 tỷ đồng, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này chủ yếu là do tác động tiêu cực đến từ việc chi phí sản xuất kinh doanh tăng, dưới tác động của lạm phát trên toàn thế giới.

Dự báo kết quả kinh doanh 2022 và 2023: Doanh thu của doanh nghiệp được kỳ vọng tăng trưởng ở mức 8,5% so với năm trước, đạt 15.408 tỷ đồng trong năm 2022, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ chỉ đạt 514,2 tỷ đồng, giảm 14,5%.

Sang năm 2023, với kỳ vọng giá dầu vẫn ở trên mức 60 USD/thùng, BVSC kỳ vọng các hoạt động thăm dò, khai thác và thi công dầu khí vẫn sẽ tiếp tục có những hoạt động sôi nổi. Với tác động của lạm phát lên chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có sự giảm dần trong năm 2023, BVSC kỳ vọng sang năm 2023, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ 107,1%, đạt 1.065 tỷ đồng.

BVSC cho rằng, mảng căn cứ cảng và dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí của PVS được dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp khác trong nước. Điểm nhấn cho tăng trưởng về trung và dài hạn của doanh nghiệp sẽ đến từ những nghiệp vụ mà doanh nghiệp có thế mạnh về kinh nghiệm cũng như khả năng cung ứng gần như là độc quyền như: mảng cơ khí đóng mới và xây lắp công trình biển (M&C) và mảng cung ứng, xử lý và vận hành FSO/FPSO.

Sử dụng bình quân của phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và FCFE, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVS với mức giá mục tiêu 33.700 đồng/cổ phiếu với upside 53,18%.

Mặc dù kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn do chi phí sản xuất kinh doanh tăng mạnh, BVSC vẫn duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng trung và dài hạn của PVS khi mà các dự án năng lượng lớn được triển khai tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem lại khối lượng lớn công việc cho PVS trong thời gian tới.

DRC - Hồi phục mạnh mẽ từ nền thấp trong quý 3/2021

KQKD Q3.22 của Công ty CP Cao su Đà Nẵng (HOSE – Mã: DRC) tăng trưởng mạnh mẽ nhờ (1) nền thấp trong Q3.21 do thực hiện các đợt giãn cách xã hội; và (2) thúc đẩy bởi thị trường xuất khẩu tốt. Lũy kế 9T.22, DRC ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 3.784 tỷ (+24% y/y) và 227 tỷ (+11% y/y). Như vậy, DRC đã hoàn thành 85% chỉ tiêu doanh thu và 88% chỉ tiêu lợi nhuận cho năm 2022.

Cụ thể, doanh thu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 35,4 triệu USD (+11% q/q, +32% y/y), được thúc đẩy nhờ sản lượng tiêu thụ lốp Radial (đạt hơn 189 nghìn lốp, đem về 29,7 triệu USD doanh thu - chiếm 84% cơ cấu doanh thu xuất khẩu). Sản lượng lốp Bias xuất khẩu có sự sụt giảm. Brazil vẫn là thị trường xuất khấu chính.

Biên gộp chịu áp lực giảm, đạt mức 16,9% trong Q3.22 (so với mức 17,8% trong Q2.22), do (1) cơ cấu doanh thu kém thuận lợi hơn (đóng góp từ lốp bias giảm); và (2) giá than đen và hóa chất tăng. Ngoài ra, mặc dù chi phí hoạt động được giữ ở mức 8,7% so với doanh thu, tuy nhiên DRC đã ghi nhận gần 13 tỷ chi phí tài chính do lỗ tỷ giá khi đánh giá lại khoản vay bằng đồng USD. Tổng hợp, biên LNTT của DRC sụt giảm xuống còn 7,1% trong Q3.22, từ mức cao 9,1% trong Q2.22.

DRC đã thông qua các nghị quyết HĐQT về kế hoạch kinh doanh của Công ty trong Q4.22, đạt mục tiêu doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 1.282 tỷ (-5% q/q, -4% y/y) và 70 tỷ (-27% q/q, -36% y/y). BVSC cho rằng, DRC hoàn toàn có thể vượt được kế hoạch đặt ra, nhờ (1) DRC thường đặt kế hoạch thấp trong quá khứ; (2) hàng tồn kho giá rẻ sẽ bắt đầu phản ánh vào Q4.22, giúp cải thiện biên lợi nhuận; và (3) Q4 thường là mùa cao điểm trong năm, đồng thời được hỗ trợ nhờ nhu cầu đi lại gia tăng trong bối cảnh giá nhiên liệu xăng dầu giảm.

Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam – FSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu TLG

FSC công bố báo cáo định giá lần đầu cho Công ty CP Tập đoàn Thiên Long (HOSE - Mã: TLG) với khuyến nghị MUA với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 50,2%, FSC cho rằng sau khi tái cơ cấu hệ thống bán hàng và danh mục sản phẩm, TLG đạt mức tăng trưởng mới về cả doanh thu lẫn lợi nhuận và cổ phiếu TLG đang giao dịch ở mức khá hấp dẫn, dựa trên một số luận điểm sau.

KQKD 8T/2022 tăng trưởng tích cực nhờ doanh thu nội địa tăng trưởng trở lại và doanh thu xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Giá hạt nhựa giảm hỗ trợ biên lợi nhuận. Cơ cấu tài chính lành mạnh, ít áp lực nợ vay.

TLG đã tái cơ cấu hệ thống phân phối và R&D danh mục sản phẩm mới với phân khúc cao hơn giúp nâng cao doanh thu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Dự án nhà máy mới 5 tầng B2 tại Long Thành sẽ đi vào vận hành từ đầu năm 2023 giúp gia tăng công suất hiện tại thêm 25%, FSC ước tính có thể giúp doanh thu TLG tăng thêm khoảng 20-30%. Ngoài ra, nhà máy mới còn dư địa cho tăng trưởng đến năm 2027. Dự phóng KQKD tăng trưởng mạnh cho cả năm 2022 và 2023.

Cổ tức cao đều đặn và Định giá hấp dẫn so với dịch sử và dự phóng 2022-2023. Rủi ro đối với nhận định (1) Giá hạt nhựa đầu vào biến động (2) Cạnh tranh từ mảng văn phòng phẩm và dụng cụ mỹ thuật (3) Rủi ro lạm phát ảnh hưởng giảm nhu cầu.

Những khuyến nghị của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Hàng loạt “sếp lớn vung tiền đỡ giá” cổ phiếu giữa bối cảnh thị trường giảm mạnh

Phiên hôm qua (24/10), giữa bối cảnh thị trường chung đỏ lửa, nhiều cổ phiếu giảm sàn, hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp có động ...

Trung tâm Lưu ký (VSD) gặp và làm việc với Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC)

Tại buổi làm việc, ông Sean Hughes, Ủy viên Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) bày tỏ mong muốn được tìm hiểu ...

Chứng khoán phiên chiều 25/10: Bắt đáy mạnh cuối phiên, VN-Index hồi phục gần 12 điểm

Nhờ sự tham gia tích cực của dòng tiền, thị trường chứng khoán đã hồi phục một cách mạnh mẽ và đổi màu thành công ...

Đức Anh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán