Quỹ ngoại Pyn Elite Fund (Non-Ucits) vừa báo cáo mua thêm 3,75 triệu cổ phiếu ASM để tăng sở hữu từ 13.130.200 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 3,9%), lên 16.880.200 cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 5,02%), giao dịch được thực hiện ngày 15/1. Như vậy, sau ngày giao dịch, quỹ đến từ Phần Lan này đã chính thức trở thành cổ đông lớn tại Tập đoàn Sao Mai.
Báo cáo mua cổ phiếu ASM từ Pyn Elite Fund. |
Về diễn biến giá cổ phiếu ASM, từ ngày 31/10/2023 đến ngày 15/1/2024, cổ phiếu ASM đã tăng 31,25%, từ 8.000 đồng/cp, lên vùng giá 10.500 đồng/cp trong đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1. Cập nhật phiên giao dịch 18/01, cổ phiểu ASM đang đạt vùng 10.600 đồng/cp, tương đương mức tăng 0,95%.
Về bức tranh kinh doanh, trong quý 3/2023, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu đạt 2.874,55 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 66,44 tỷ đồng, giảm 70,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp cho biết, doanh thu giảm trong quý 3 chủ yếu do hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động xuất khẩu cá tra giảm; chi phí tài chính tăng do nợ vay tăng thêm để thanh toán cho nhà thầu thi công nhà máy điện năng lượng mặt trời An Hảo giai đoạn 3,4.
Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Sao Mai ghi nhận doanh thu đạt 9.179,8 tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 257,62 tỷ đồng, giảm 71,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong năm 2023, Tập đoàn Sao Mai đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu 15.250 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 545 tỷ đồng, giảm 43,4% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Tập đoàn Sao Mai mới hoàn thành 47,3% so với kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính tới cuối tháng 9, tổng tài sản của Sao Mai tăng nhẹ 1,7% so với đầu năm, lên 19.414 tỷ đồng. Về nguồn vốn, tổng nợ vay của Công ty tăng 3% so với đầu năm lên 10.125 tỷ đồng và chiếm 52% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 5.865 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 4.261 tỷ đồng. Chi phí lãi vay 9 tháng đầu năm của Sao Mai ở mức 565 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái; tương ứng mỗi ngày công ty phải trả 2 tỷ đồng tiền lãi.
Quỹ Pyn Elite Fund đến từ Phần Lan có quy mô hơn 700 triệu EUR (~18.800 tỷ đồng) với danh mục đầu tư thiên về nhóm tài chính. Thời điểm cuối năm 2023, năm khoản đầu tư lớn nhất danh mục của quỹ đều là cổ phiếu ngân hàng, lần lượt là STB, HDB, TPB, CTG và MBB với tổng tỷ trọng lên đến gần 50%, theo sau là ACV, VRE, SHS, VEA và CMG.
Trả lời cho luận điển đầu tư, ông Petri Deryng - đồng sáng lập và quản lý danh mục đầu tư của quỹ Pyn Elite Fund từng chia sẻ rằng một trong những nguyên tắc then chốt là phải chọn cổ phiếu có tiềm năng lớn.
Chi tiết, quỹ ngoại này sẽ không chọn những cổ phiếu có đà tăng "đột biến" mà cần có thời gian tăng và cơ sở để tăng giá. Thay vào đó, nhóm quỹ này sẽ đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp trong vòng 5 - 10 năm tới, và quỹ sẽ tích lũy cổ phiếu phù hợp. Sau khi đầu tư với giá hợp lý, Pyn Elite Fund sẽ chờ đợi giá cổ phiếu đó tăng dần.
Trong năm 2023, Pyn Elite Fund ghi nhận mức hiệu suất đầu tư chỉ vỏn vẹn 1,69% và trở thành một trong những "cá mập" ngoại đầu tư kém sắc nhất toàn thị trường. Con số trên kém xa so với mức tăng 12,2% của VN-Index trong năm 2023. Nếu so với mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng (khoảng 5%), hiệu suất đầu tư cả năm của Pyn Elite Fund đang rất khiêm tốn.
Dragon Capital hạ sở hữu tại PV Drilling xuống dưới 11% sau khi bán gần 1 triệu cổ phiếu PVD Mới đây, nhóm quỹ Dragon Capital đã báo cáo bán thành công 900.000 cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ ... |
Nhóm Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh Group (DXG) lên 12% Gần đây, Dragon Capital đã có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) về việc mua thêm 1,73 triệu cổ phiếu ... |
Cổ phiếu BĐS khởi sắc khi Luật Đất đai sửa đổi được thông qua Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường tiếp tục ghi nhận mức thanh khoản thấp. Đáng chú ý, nhóm BĐS đồng loạt tăng điểm ... |
Mộng Diệp