S&P 500 xác lập đỉnh mới, chứng khoán Mỹ giữ điểm chờ dữ liệu kinh tế được công bố

29/03/2024 - 17:07
(Bankviet.com) Trong ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận đà tăng. Đáng nói, S&P500 đã xác lập đỉnh mới.

Kết thúc phiên giao dịch 29/3, Chỉ số S&P 500 tăng 0,11% lên 5.253,35 điểm. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 47,29 điểm, tương đương 0,12% lên 39.807,37 điểm. Ở chiều ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,12% xuống 16.379,46 điểm.

Trong quý đầu tiên của năm 2024, chỉ số S&P 500 tăng 10,2%, nhanh nhất kể từ quý I/2019. Tại thời điểm đó, chỉ số này tăng 13,1%. Chỉ số Dow Jones cũng tăng 5,6% trong cùng giai đoạn, quý tăng điểm tốt nhất kể từ giai đoạn ba tháng đầu năm 2021 (7,4%). Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite cũng ghi nhận một quý đầy tích cực với mức tăng 9,1%.

S&P 500 xác lập đỉnh mới, chứng khoán Mỹ giữ điểm chờ dữ liệu kinh tế được công bố
Chỉ số S&P 500 xác lập mức đỉnh mới.

29/3 đồng thời là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3. Trong tháng, chỉ số S&P 500 tiếp tục dẫn đầu đà tăng với 3,1%. Theo sau đó là Dow Jones với 2,1% và Nasdaq với 1,8%. Đây đồng thời là tháng thứ 5 liên tiếp các chỉ số trên duy trì được đà tăng.

Nvidia tiếp tục là cổ phiếu nắm vai trò tiên phong dẫn dắt đà tăng của thị trường. Đà tăng của công ty sản xuất chíp này chưa có dấu hiệu chững lại nhờ vào sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư tới công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Thị giá cổ phiếu của Nvidia bật tăng 82,5% trong quý vừa qua và 14,2% chỉ tính trong tháng 3 vừa qua.

Về phương diện dữ liệu kinh tế, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 16/3 đạt 210.000 đơn vị, thấp hơn 1.000 đơn vị so với dự báo của giới chuyên gia. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan (Mỹ) tăng lên ngưỡng 79,4 điểm trong tháng 3, cao nhất kể từ tháng 7/2021, vượt dự báo 76,5 điểm và mốc 76,9 điểm của tháng 2.

Trong khi đó, kinh tế Mỹ được điều chỉnh tăng trưởng 3,4% trong quý cuối cùng của năm 2023 nhờ vào sức mạnh tiêu dùng và đầu tư cố định phi dân cư. Kết quả thực tế cao hơn mức tăng 3,2% trong lần điều chỉnh thứ hai và dự báo 3,3% của giới chuyên gia. Đây tiếp tục là bằng chứng cho thấy nền kinh tế số một thế giới thể hiện sức chống chịu tốt trong môi trường lãi suất cao.

Ngày 29/3, chỉ số giá tiêu dùng các nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ liên bang (Fed) sẽ được công bố. Do thị trường đóng cửa nghỉ lễ Good Friday, tác động từ báo cáo trên sẽ được phản ánh vào diễn biến thị trường trong đầu tuần tới.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng, dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Sáu. Nhà đầu tư sẽ phản ứng với báo cáo này vào ngày thứ Hai tuần tới, khi thị trường mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ Good Friday và cuối tuần.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao tháng 5 tại London tăng 1,39 USD/thùng, tương đương tăng 1,61%, chốt ở mức 87,48 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại New York tăng 1,82 USD/thùng, tương đương tăng 2,24%, chốt ở mức 83,17 USD/thùng.

Giá cả hai loại dầu đều tăng hơn 2% trong tuần này và hoàn tất tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Báo cáo điều chỉnh công bố ngày thứ Năm bởi Bộ Thương mại Mỹ cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 3,4% trong quý 1, cao hơn mức tăng 3,2% công bố lần đầu. Điều này củng cố khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới hạ cánh mềm, giúp các nhà giao dịch dầu lửa lạc quan hơn về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. Ngoài ra, xu hướng tăng điểm của thị trường chứng khoán Mỹ cũng là một nhân tố hỗ trợ giá dầu.

“Sức mạnh của thị trường chứng khoán là một chỉ báo về triển vọng lợi nhuận khả quan của các công ty niêm yết. Điều này phản ánh niềm tin vào nền kinh tế Mỹ, đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ dầu có thể tốt hơn dự báo”, chuyên gia Jim Ritterbusch của công ty Ritterbusch and Associates nhận định với hãng tin Reuters.

Một báo cáo của ngân hàng JPMorgan Chase nhấn mạnh rằng việc các ngân hàng trung ương lớn, gồm Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiến tới cắt giảm lãi suất trong năm nay, cũng là một yếu tố có lợi cho giá dầu.

Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị tiếp tục đặt ra rủi ro đối với nguồn cung dầu. Cuộc chiến tranh Israel-Hamas ở dải Gaza chưa có hồi kết, trong khi Ukraine gần đây liên tục tấn công vào hạ tầng dầu khí của Nga.

Tâm lý ham thích rủi ro gia tăng đưa giá bitcoin vượt qua mốc 70.000 USD. Lúc gần 7h sáng nay (28/3) theo giờ Việt Nam, giá bitcoin đứng ở mức khoảng 70.750 USD, tăng gần 2% so với cách đó 24 tiếng - theo dữ liệu từ trang Conmarketcap.com.

Gần đây, giá bitcoin giằng co quanh ngưỡng 70.000 USD sau khi lập kỷ lục hơn 73.000 USD vào giữa tháng. Hoạt động chốt lời của nhà đầu tư gây áp lực giảm giá lên tiền ảo này, nhưng giá bitcoin vẫn được hỗ trợ bởi sự hưng phấn về các quỹ ETF bitcoin giao ngay và sự kiện “phân đôi” (halving) sắp diễn ra trong tháng 4.

TCB dẫn dắt dòng tiền cá mập, thị trường lấy lại đà tăng

Diễn biến phiên giao dịch 28/03, cổ phiếu TCB "đón" dòng tiền cá mập, VN-Index bứt phá mạnh mẽ...

Khối ngoại mạnh tay bán ròng, thanh khoản tập trung chủ yếu vào nhóm bluechips

Đóng cửa ngày giao dịch 28/03, khối ngoại mạnh tay bán ròng nhóm bluechips như: VHM, VNM, MSN, VRE,...

Nhận định chứng khoán phiên 29/3: Áp lực chốt lời gia tăng, hạn chế mua mới

Beta nhận định trong các phiên giao dịch tiếp theo, có thể áp lực chốt lời sẽ gia tăng sau nhiều phiên giữ vững sắc ...

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán