Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/1, sàn HOSE có 299 mã tăng và 203 mã giảm, VN-Index tăng 6,55 điểm (+0,57%), lên 1.150,72 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,18 tỷ đơn vị, giá trị 25.296,7 tỷ đồng, tăng gần 65% về khối lượng và 72% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 39,7 triệu đơn vị, giá trị 975 tỷ đồng.
Vẫn là câu chuyện ở nhóm ngân hàng, khi tăng tốc trong phiên chiều, với hai cổ phiếu là điểm nhấn chính là MBB và CTG, khi cả hai đã có lúc leo lên mức giá trần, trước khi đóng cửa thu hẹp đà tăng khá đáng tiếc.
Theo đó, MBB đóng cửa còn +5% lên 20.100 đồng, khớp lệnh tới hơn 49,4 triệu đơn vị - mức cao nhất kể từ phiên 07/10/2022 và giá cổ phiếu cũng ở mức cao nhất kể từ những phiên đầu tháng 9/2022. Trong khi cổ phiếu CTG +3,62% lên 28.600 đồng, khớp được hơn 14,6 triệu đơn vị.
Ở phía sau hai mã trên trong nhóm bluechip, ngoài SSI +2% thì cũng đều là các mã ngân hàng, với TPB +2,6% 17.900 đồng, HDB +2% lên 20.400 đồng, SHB +1,8% lên 11.450 đồng, các mã SSB, ACB VPB, VPB, VIB, TCB, VCB nhích từ 1,1% đến 1,7%.
Trong đó, SHB và SSI là hai cổ phiếu khớp lệnh cao nhất nhì trong nhóm và toàn thị trường, với lần lượt 61,5 triệu và 58,7 triệu đơn vị. Các mã khác cũng có khối lượng giao dịch tích cực như STB và TPB với trên dưới 31 triệu đơn vị; ACB và VPB khớp 23-25 triệu đơn vị…
Với riêng MBB, dù không bảo toàn được mức giá trần, thế nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các cổ đông, khi mà lần gần đây nhất cổ phiếu này xuất hiện màu tím là vào phiên đáy thị trường ngày 16/11/2022.
Cùng với đó, MBB có phiên thanh khoản cao đột biến với khối lượng giao dịch lên tới gần 50 triệu cổ phiếu, gấp hơn 3 lần thanh khoản cả ngày hôm qua hơn 5 lần thanh khoản trung bình 20 phiên gần nhất.
Đánh giá về MBB mới đây, VCBS Research đưa ra định giá cổ phiếu này lên tới hơn 25.184 đồng/cp.
VCBS Research đưa ra 4 triển vọng năm 2024 gồm:
(1) MBB có thể đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 20% trong 2024 và tiếp tục được ưu tiên tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5-2 lần trong các năm tới nhờ việc nhận chuyển giao ngân hàng Oceanbank.
(2) NIM kỳ vọng cải thiện theo đà giảm của chi phí vốn.
(3) CASA 34% cao nhất ngành, dự kiến CASA sẽ tiếp tục cải thiện trong 2024 nhờ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn hạ nhiệt.
(4) Tỷ lệ NPL bảo đảm quanh mức dưới 2%.
Tăng trưởng tín dụng và NIM của MBB giai đoạn quý III/2022-quý III/2023 (Nguồn: VCBS Research) |
Dự phóng, MBB có thể đạt lợi nhuận trước thuế 22.729 tỷ đồng trong năm 2023 trước khi tăng lên mức 26.126 tỷ đồng trong năm 2024.
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023, MBB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 35.556 tỷ đồng (+5,1% svck) và lợi nhuận trước thuế đạt 20.019 tỷ đồng (+10% svck) nhờ tăng thu nhập từ lãi, tiết giảm chi phí hoạt động và chi phí trích lập.
Phát hành thành công lô trái phiếu thứ 6, MB Bank huy động tổng cộng 2.350 tỷ đồng kể từ đầu năm Với lô trái phiếu thứ 6 vừa phát hành thành công, MB Bank đã huy động được 2.350 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm ... |
Cổ phiếu Bank bất ngờ đảo chiều, VN-Index tiến vào vùng cản với thanh khoản tỷ đô Trong phiên giao dịch chiều nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục ghi nhận diễn biến sôi động với thanh khoản lớn, tuy nhiên ... |
Dòng tiền cá mập "đột phá" thanh khoản, VN-Index "tuột tay" khỏi mốc 1.160 điểm Diễn biến phiên giao dịch 4/1, dòng tiền cá mập đổ bộ toàn phiên với thanh khoản vượt qua ngưỡng 1,1 tỷ đơn vị khớp ... |
Nguyên Nam