Lời giải nào cho "bài toán" chống thất thu thuế trong thương mại điện tử? |
Trên đây là nhận định theo báo cáo tài chính do trang tin DealStreetAsia thực hiện. Theo đánh giá, việc có được lợi nhuận là không đơn giản vì chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hậu cần thương mại điện tử tốn kém và tốn thời gian. Việc áp dụng các công nghệ đổi mới cũng đòi hỏi lượng lớn tài nguyên và nguồn lực. Cũng theo báo cáo này, mô hình các sàn vài năm trở lại đây đã bắt đầu chuyển dịch xu hướng từ đầu tư bất chấp sang đẩy mạnh doanh thu.
Lazada dưới pháp nhân là Công ty TNHH Recess ghi nhận khoản lỗ 76,8 triệu USD trong 2 năm liên tiếp là 2019 và 2020. Sàn thương mại điện tử do Alibaba hậu thuẫn nhanh chóng phát sinh lợi nhuận vào năm 2021, đạt 170,3 tỷ đồng, tương đương 7,3 triệu USD. Tuy nhiên, Lazada đang nắm giữ khoản lỗ lũy kế lớn nhất tính đến hết năm tài chính 2021, đạt 373,4 triệu USD, vượt quá giá trị vốn chủ sở hữu 7.600 tỷ đồng. Điều này dấy lên những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Trong năm tài chính 2019, Shopee là sàn thương mại điện tử thiệt hại nặng nề nhất với khoản lỗ lên tới 102,4 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang các năm tiếp theo, khoản lỗ được thu hẹp dần lần lượt là 68,3 triệu USD (năm 2020) và 33 triệu USD (năm 2021). Shopee có số lỗ lũy kế đến 31/12/2021 khoảng 320 triệu USD.
4 "ông lớn" trong lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đang liên tục thua lỗ trong những năm gần đây |
Tiki và Sendo, 2 sàn thương mại điện tử nội địa cũng rơi vào cảnh thua lỗ dù chứng kiến sự cải thiện trong giai đoạn 3 năm 2019 - 2021. Riêng năm tài chính 2021, Tiki và Sendo lỗ lần lượt 54,2 triệu USD và 28,3 triệu USD. Cả 2 sàn này có cùng mức lỗ lũy kế gần 200 triệu USD. Khoản lỗ lũy kế của 2 sàn thương mại điện tử của Việt Nam đều vượt quá giá trị vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính.
Các sàn hầu như vẫn phải dựa vào nguồn lực từ công ty mẹ hoặc nếu không, họ thường huy động ngân sách đầu tư thông qua các vòng gọi vốn.
Về mặt doanh thu, Shopee vẫn là sàn thương mại điện tử phát sinh doanh thu cao nhất, lên tới 243,2 triệu USD vào năm 2021, kế sau là Lazada với 145 triệu USD. Dù nắm thị phần chỉ sau Shopee và Lazada, các sàn thương mại điện tử của Việt Nam có quy mô doanh thu tương đối hạn hẹp. Trong khi Tiki vẫn tăng trưởng doanh thu hàng năm, cải thiện từ 3,3 triệu USD vào năm 2019 lên lần lượt 27,7 triệu USD và 35 triệu USD các năm 2020 và 2021 thì Sendo lại quay đầu sụt giảm, từ 22,4 triệu USD vào năm 2019 xuống lần lượt 16,8 triệu USD và 7,7 triệu USD 2 năm sau.
Theo nhận định của ông Vlad Savin, Giám đốc phát triển kinh doanh của Acclime Việt Nam, việc kiếm lợi nhuận tại lĩnh vực thương mại điện tử ở thị trường Việt Nam không hề đơn giản.
“Sau khi chương trình khuyến mãi cũ kết thúc và lắng xuống, người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những chương trình khuyến mãi lớn tiếp theo. Mấu chốt là biến khách hàng mới, dễ kiếm thành khách hàng trung thành. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư đáng kể vào quá trình nhận diện thương hiệu, trải nghiệm người dùng, chất lượng sản phẩm và quy trình hậu cần” - vị Giám đốc phát triển kinh doanh cho biết.
Ông Dennis Lien, Giám đốc công ty tư vấn YCP Solidance chi nhánh Việt Nam, cho rằng lạm phát chắc chắn đóng vai trò quan trọng trong xu hướng chi tiêu của người Việt, vốn bị chi phối nhiều bởi giá cả hơn là chất lượng, đặc biệt đối với một số sản phẩm tiêu dùng.
Các chuyên gia cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại một thị trường đã được định giá như Việt Nam sẽ chậm lại bởi những gián đoạn về kinh tế. “Như chúng ta đã thấy ở một số ngành khác, chẳng hạn như gọi xe, cạnh tranh về giá chỉ lành mạnh ở một mức độ nhất định trước khi xuất hiện sự không hài lòng giữa người bán, người dùng và nhà cung cấp nền tảng”, ông Lien nhận định.
Hoàng Long