Cổ phiếu ngân hàng hồi phục mạnh mẽ, PGB “bay cao” khi được chốt giá thoái vốn |
Theo nội dung tại một cuộc họp mới đây đây do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, kể từ ngày 6/3/2023, hệ thống ngân hàng có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Trong đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là Vietcombank, BIDV, Agribank và Viettinbank giảm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết của từng đơn vị tính từ ngày 27/02/2023 với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.
Tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/02/2023) với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.
Các ngân hàng sẽ đồng loạt giảm lãi suất từ 6/3 |
Như vậy sẽ có một làn sóng giảm lãi suất mới trên diện rộng. Điều này đồng nghĩa lãi suất cho vay cũng sẽ giảm, có tác động tích cực tới những người có nhu cầu vay vốn vì chi phí vốn vay sẽ giảm tương ứng.
Lãi suất cao nhất tại các ngân hàng hiện nay phổ biến trong khoảng 8,7-9,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Hiện một số ngân hàng vẫn còn niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 9,5%/năm hoặc xấp xỉ 9,5%/năm có thể kể đến BaoVietBank, Kienlongbank, NamABank, PVCombank, SCB, VietABank, DongABank, BacABank.
Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, lãi suất sản phẩm gửi tiết kiệm thông thường cao nhất chỉ ở mức 7,4%/năm. Khi gửi online, hoặc với khách hàng ưu tiên, lãi suất có thể được cộng thêm nhưng cũng chỉ ở mức khoảng 8%/năm.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất niêm yết tại các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn, nhiều ngân hàng niêm yết trên 9%/năm như BacABank, BaoVietBank, DongABank, NCB, OCB, PVCombank, VietABank, NamABank. Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác như Sacombank, Techcombank,…chỉ niêm yết nhỉnh hơn so với 8%, phổ biến 8,2-8,5%/năm. Thậm chí, ở nhóm Big 4 khi gửi tiết kiệm thông thường, lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng chỉ ở mức 6%/năm.
Tại Hội nghị đối thoại kết nối ngân hàng - doanh nghiệp diễn ra tại TP HCM sáng 28/2, đại diện nhiều doanh nghiệp có mặt tại buổi đối thoại cho biết họ đang phải chịu áp lực rất lớn từ lãi vay. Chi phí lãi vay cao (15%/năm) đang ăn mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp. Có các khoản vay được điều chỉnh lãi suất với biên độ rất cao từ 4-5%/năm.
Trước đó, Chuyên gia kinh tế, PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học Đại học Kinh tế Quốc dân, đã đưa ra cảnh báo nếu mặt bằng lãi suất tiếp tục được duy trì ở mức cao như hiện nay sẽ dẫn đến sự sụp đổ, phá sản của rất nhiều doanh nghiệp.
Đặc biệt là những doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra như các doanh nghiệp bất động sản.Đây cũng là rủi ro lớn nhất của thị trường tài sản hiện nay, cũng như nó có thể tác động đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế.
"Nếu lạm phát không hạ xuống, lãi suất sẽ giữ ở mức cao. Đây là rủi ro lớn nhất trong năm 2023", PGS. TS. Phạm Thế Anh đánh giá.
Theo ông Thế Anh, khi hạ được lãi suất, triển vọng nền kinh tế sẽ tích cực hơn, không chỉ với ngành bất động sản và với tất cả các ngành khác.
Chi tiết room tín dụng năm 2023 cấp lần đầu của 8 ngân hàng: Đa phần là giảm Theo một số nguồn tin, 8 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín ... |
Triển vọng cổ phiếu của các ngân hàng sắp được nới room tín dụng Tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cấp room tín dụng cho một số ngân hàng, được biết những ngân hàng này đều ... |
Lãi suất ngân hàng OCB trong tháng 3/2023: Tiếp tục giảm mạnh tại nhiều kỳ hạn Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố biểu lãi suất mới, áp dụng từ hôm nay (1/3/2023). Theo đó, ngân hàng đã ... |
Hoàng Hà