Cụ thể, Ngân hàng Quốc dân (NCB) là nhà băng đầu tiên thông báo giảm lãi suất huy động trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đây cũng là lần thứ hai ngân hàng giảm lãi suất huy động kể từ đầu tháng 2.
Hình minh họa. |
Theo ghi nhận biểu lãi suất huy động trực tuyến tại NCB, đối với kỳ hạn 1 - 5 tháng được ngân hàng này điều chỉnh giảm 0,3 điểm % so với lần điều chỉnh gần nhất. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tại NCB giảm xuống còn 3,6%/năm, 2 tháng giảm xuống còn 3,7%/năm và kỳ 3 - 5 tháng còn 3,8%/năm.
Đối với kỳ hạn từ 6 - 11 tháng cũng được ngân hàng này điều chỉnh giảm 0,2 điểm %. Theo đó, lãi suất huy động ở kỳ hạn 6 - 8 tháng giảm xuống còn 4,65%/năm, 9 - 11 tháng giảm xuống 6,75%/năm.
Trong khi đó, lãi suất huy động các kỳ hạn còn lại đồng loạt giảm 0,1 điểm %, đưa lãi suất huy động đối với kỳ hạn 12 tháng xuống còn 5,2%/năm, 13 tháng còn 5,3%/năm, 15 tháng còn 5,5%/năm và 18 - 60 tháng còn 5,7%/năm.
Từ đầu tháng 2/2024 đã có tới 15 ngân hàng giảm lãi suất huy động gồm: LPBank, Sacombank, NCB, Viet A Bank, SeABank, Techcombank, ACB, VIB, Eximbank, BVBank, KienLong Bank, ABBank, Bac A Bank, PGBank, Sacombank.
Trong đó, VIB, Sacombank, NCB là những nhà băng đã giảm lãi suất lần thứ hai kể từ đầu tháng.
Trước Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm lên tới 2,38%/năm với doanh số lên đến 284.108 tỷ đồng trong phiên giao dịch 6/2.
Mức lãi suất kỳ hạn qua đêm 2,38% là mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2023. Thậm chí mức lãi suất này tăng gấp 20 lần chỉ trong vòng 1 tuần trước đó.
Đây là diễn biến khá lạ trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn chủ yếu do tính mùa vụ khi nhu cầu thanh toán, chi trả gia tăng trong dịp cận Tết Nguyên đán.
Để hỗ trợ những ngân hàng có nhu cầu thanh khoản, NHNN vẫn duy trì kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO), đồng thời điều chỉnh kỳ hạn chào thầu lên tới 14 ngày. Tuy nhiên, không có thành viên thị trường nào cần tới nguồn hỗ trợ của NHNN.
Điều này cho thấy thanh khoản trong hệ thống các ngân hàng vẫn đang dồi dào, ngay cả thời điểm sát Tết Nguyên đán.
Trước thực trạng tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm khá thấp so với các năm trước đây, NHNN đã có chỉ thị yêu cầu các TCTD đẩy mạnh các giải pháp tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024.
NHNN yêu cầu các TCTD quyết liệt triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Hầu hết ngân hàng đang niêm yết lãi suất 5 - 5,7%/năm cho khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng. Ngoài ra, lãi suất các khoản tiền gửi dài hạn, tùy từng đơn vị, hiện cũng giảm từ 0,1% đến 1,3% so với cuối năm ngoái.
Theo đánh giá từ báo cáo của các công ty chứng khoán, năm nay, ngân hàng còn ít dư địa giảm lãi suất huy động khi mặt bằng đã về thấp hơn giai đoạn dịch Covid-19.
Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm sâu những ngày cận Tết Nguyên đán Trong tháng đầu tiên của năm 2024, xu hướng giảm lãi suất huy động vẫn tiếp tục được ghi nhận tại nhiều ngân hàng thương ... |
Cổ phiếu ngân hàng đã sẵn sàng bứt tốc Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi duy trì mức thấp, việc thu về khoản lợi nhuận gấp từ 4-9 lần lãi suất từ đầu ... |
Cao Hậu (T/H)