Theo đó, SeABank có quyết định miễn nhiệm đối với 4 Phó Tổng Giám đốc gồm:
Miễn nhiệm ông Nguyễn Ngọc Quỳnh từ ngày 23/2 để bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank (SeABank góp 100% vốn cổ phần).
Miễn nhiệm ông Võ Long Nhi từ ngày 24/2 để bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Đối ngoại và Phát triển dự án của SeABank.
Miễn nhiệm ông Hoàng Mạnh Phú từ ngày 17/4 do được đề cử, ứng cử làm thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Miễn nhiệm bà Trần Thị Thanh Thủy từ ngày 17/4 do được đề cử, ứng cử làm Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) |
Ở chiều ngược lại, SeABank bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc bao gồm:
Bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Khối Nguồn vốn & Thị trường Tài chính làm Phó Tổng giám đốc từ ngày 23/2.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc khối Quản trị rủi ro làm Phó Tổng giám đốc từ ngày 24/2, thời hạn 3 năm.
Sau các quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm nói trên, Ban Tổng giám đốc SeABank sẽ còn 7 thành viên, gồm Tổng giám đốc Lê Quốc Long và 6 Phó Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Cường, Vũ Đình Khoán, Đặng Thu Trang, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Tuấn Anh.
Về tình hình kinh doanh tại SeABank, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023, ngân hàng này ghi nhận thu nhập lãi thuần nhích nhẹ 2% so cùng kỳ lên mức 7.156 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi chỉ riêng hoạt động ngoại hối khả quan khi tăng gấp 2,6 lần lên 602 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 15% xuống còn 1.157 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng còn 109 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận ở mức 192 tỷ đồng.
Trong năm 2023, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SeABank chỉ nhích nhẹ 2,2% lên 1.200 tỷ đồng. Do đó, sau cùng SeABank ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 đạt hơn 4600 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của SeABank tăng thêm hơn 34.600 tỷ so đầu năm, lên 266.107 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 179.751 tỷ đồng, tăng 16,7% so đầu năm. Trong cơ cấu nợ phải trả, tiền gửi của khách hàng cũng khả quan khi tăng mạnh 25,3% lên mức 144.840 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2023 của SeABank được kiểm soát chỉ ở mức 1,94% nhờ việc kiểm soát, thu hồi nợ xấu, cũng như gia tăng bao phủ nợ xấu.
Đại diện Ngân hàng SeABank cho biết, trong năm 2023, tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động đã đặt ra những thách thức. Bằng việc linh hoạt chuyển hướng kinh doanh, tập trung vào công nghệ số, ưu tiên phát triển tín dụng xanh và mở thêm các sản phẩm thu phí mới, Ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Với việc đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hợp tác bán chéo sản phẩm cũng như gia tăng ứng dụng công nghệ đã giúp nâng tổng số khách hàng giao dịch tại Ngân hàng lên hơn 3 triệu khách hàng. Trong năm ngoái, Ngân hàng ghi nhận hơn 32,3 triệu giao dịch trên nền tảng số, tăng 157% so với cùng kỳ và hơn 71% tài khoản mở mới đăng ký online thông qua eKYC, đại diện Ngân hàng SeABank nói.
SeABank hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023: CASA tăng trưởng tốt Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với nhiều chỉ số tăng trưởng ... |
SeABank mang hơi ấm mùa xuân đến với những người có hoàn cảnh khó khăn Xuân Yêu thương - hoạt động thiện nguyện thường niên vừa được Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức ... |
Thu Thảo (T/H)