Chỉ còn vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 và thị trường sẽ khép lại tháng tư với kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có phần kém khả quan như những gì các chuyên gia đã dự báo trước. VN-Index đang đi vào vùng trạng thái ảm đạm, liên tục quay lại “test” những vùng hỗ trợ cũ. Đà giảm trong những ngày cuối tháng 4 được cho là do tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ lễ, cho xu hướng rõ ràng mới xuống tiền.
Tháng 5 đang đến, nhà đầu tư lại quan tâm hơn đến câu chuyện “Sell in May”, hiểu nôm na là tháng 5 chỉ bán cổ phiếu. Đây là một chiến thuật đầu tư của giới đầu tư Phố Wall, bởi tháng này thường là khoảng thời gian của “vùng trống thông tin”, khiến tâm lý nhà đầu tư rơi vào bất an.
Các chuyên gia chứng khoán đều nhận định rằng, hiệu ứng Sell in May không còn có nhiều ảnh hưởng đến VN-Index |
Tuy nhiên, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chiến lược Sell in May không phải lúc nào cũng đúng. Theo một thống kê của SSI Research, kể từ khi thành lập đến năm 2020 mức bình quân sinh lời vào tháng 5 của chỉ số VN-Index là 1,3%. Mức tăng này tốt hơn rất nhiều so với các tháng được kỳ vọng thị trường thăng hoa như: tháng 3, tháng 7 và tháng 9. Nhìn lại năm 2020, khi mà nền kinh tế mới hồi phục lại sau làn sóng COVID-19 đầu tiên, VN-Index đã tăng trưởng tới trên 15% chỉ trong tháng 5/2020.
Do đó, các chuyên gia chứng khoán đều nhận định rằng, hiệu ứng Sell in May không còn có nhiều ảnh hưởng đến VN-Index. Nhà đầu tư không nên quá lo lắng, thay vào đó có thể xây dựng và tìm kiếm cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro của bản thân và kiên trì với chiến lược đó.
Theo ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, Sell in May có thể đúng trong ngắn hạn ở một số thị trường, nhưng đây cũng chính là cơ hội tốt đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt. “Đối với những nhà đầu tư cầm tiền mặt, thời điểm này chính là cơ hội tốt để tìm điểm cân bằng của thị trường, đồng thời săn cổ phiếu tốt”, ông Ngọc chia sẻ.
Trợ lực từ hàng loạt chính sách mới
Các chính sách hỗ trợ vẫn liên tục được đưa ra, cùng với các thông tư, chính sách trước đó mang tính nới lỏng hơn cho nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất ở mức nền cao và nhu cầu tín dụng thấp, sức mua suy giảm.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành 2 thông tư cho phép ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp và tạo điều kiện bơm tiền vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng. Theo đó, những nhóm ngành “xương sống” của nền kinh tế được tháo gỡ khó khăn như Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng…
Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.
Bộ Tài chính hiện cũng đang đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% cho tất cả hàng hóa và dịch vụ để kích thích nền kinh tế, chính sách này có thể hỗ trợ sự tăng trưởng hoạt động bán lẻ. Dự kiến chính sách này sẽ được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ tháng 5/2023.
Như vậy, từ tháng 5 trở đi, nhà đầu tư sẽ làm quen nhiều hơn với các Nghị định, Thông tư mới để giải quyết bài toán vĩ mô của Việt Nam liên quan đến câu chuyện trọng yếu lãi suất và trái phiếu doanh nghiệp.
Theo Chuyên gia Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank, thị trường hiện còn nhiều trở ngại và nhiều thông tin tốt, xấu đan xen trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nội tại của thị trường vẫn có những tín hiệu khả quan khi dòng tiền từ đầu năm đã liên tục cải thiện, thanh khoản gia tăng. Nhà đầu tư cá nhân trong nước dần quay trở lại thị trường ngày càng nhiều hơn. Có những phiên, thị trường tăng điểm hoàn toàn không nhờ lực đẩy của dòng tiền khối ngoại.
Tích cực hơn là một loạt chính sách được ban hành gần đây có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường, đưa triển vọng kinh tế phục hồi nhanh hơn phần còn lại của thế giới, cũng như là vùng trũng giúp thu hút dòng tiền đầu tư về Việt Nam.
“Cùng với sự phục hồi của thị trường Chứng khoán Mỹ, chính sách tài khóa và tiền tệ trong nước là những đòn bẩy giúp thị trường chứng khoán trong nước vượt qua được những thách thức trong những tháng về sau”, ông Phan Dũng Khánh nhận định.
Với chứng khoán Việt Nam, từ 2001 đến 2022 chỉ số VN-Index đại diện cho sàn HOSE có 13 năm tăng điểm và 9 năm giảm điểm tính riêng trong tháng 5, tuy nhiên mức giảm của chứng khoán không lớn bằng mức tăng. Có thể điểm lại một số tháng 5 tiêu biểu như sau: Tháng 5/2008, VNIndex mất hơn 100 điểm, tương đương 20% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2011 liên tiếp xảy ra bất ổn chính trị và khủng hoảng nợ công ở châu Âu rất trầm trọng, Việt Nam không nằm ngoài xu thế. Tháng 5/2011, chỉ số VNIndex mất hơn 12%... Tháng 5/2022 cũng có sự giảm điểm tương tự do quan ngại từ thị trường trái phiếu và sai phạm của các công ty lớn. Có thời điểm VNIndex giảm hơn 16%, tuy nhiên nỗ lực hồi phục đã giúp VNIndex đóng cửa ở 1292.68, mất đi 5,42%. "Sale in May" không đúng trong năm 2020 và 2021, những năm này thị trường tăng điểm rất mạnh, lần lượt 12,4% và 7,15%. |
Các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày 27/4/2023 Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin gửi đến quý độc giả các giao dịch chứng khoán đáng chú ý ngày ... |
Chứng khoán Mỹ phiên 26/4: Dow Jones mất thêm hơn 200 điểm Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều mất điểm khi những lo ngại của nhà đầu tư về First Republic Bank đã làm lu ... |
Thị trường chứng khoán sẽ dần đi lên từ quý II và quý III/2023 Giới phân tích đánh giá, nhiều giải pháp được đưa ra hỗ trợ cho nền kinh tế và doanh nghiệp trong thời gian gần đây ... |
Thanh Tùng