Honda CR-V 2023 chuẩn bị ra mắt, đời cũ xả hàng giá "sốc" | |
Kiểu dáng phi thuyền lạ mắt, chất thể thao nổi bật từ chiếc sedan lai Coupe của nhà Audi | |
Toyota Fortuner Hybrid 2023 thế hệ mới sắp ra mắt: Đẳng cấp hơn, tiết kiệm xăng hơn |
Honda CR-V là một trong những mẫu CUV ăn khách tại thị trường Việt Nam và thường xuyên lọt top 10 xe bán chạy hàng tháng. Năm 2019, Honda CR-V giành ngôi vị chiếc CUV có doanh số tốt nhất, với 13.337 xe bán ra.
Trong khi đó, Subaru Forester cũng nhận được đánh giá tích cực về khả năng vận hành. Sau khi Forester thế hệ mới chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan thay vì Nhật Bản, giá bán của xe đã tốt hơn nhưng vẫn tương đối cao so với các đối thủ như Honda CR-V, Mazda CX-5 hay Hyundai SantaFe do định vị thương hiệu Subaru cao cấp hơn.
Nguồn ảnh: Internet |
Mặc dù vậy, không ít người dùng hiện tìm đến những mẫu xe cũ với giá thành mềm hơn đáng kể. Trong đó, rất nhiều khách hàng băn khoăn liệu nên mua Subaru Forester cũ hay Honda CR-V cũ. Trong bài viết này, cùng so sánh 2 mẫu xe Subaru Forester và Honda CR-V cũ bản 2019 đã qua sử dụng để xem đâu là lựa chọn đáng cân nhắc nhất.
Về giá bán, Ở thời điểm hiện tại, Subaru Forester đang được phân phối 2 phiên bản kèm giá dao động từ 1,128 – 1,288 tỷ đồng. Trong khi đó, Honda CR-V phân phối 4 phiên bản với giá dao động từ 998 triệu – 1,138 tỷ đồng.
Ảnh chụp màn hình trên trang Oto.com.vn |
Có thể thấy rằng, Honda CR-V tỏ ra lợi thế hơn Subaru Forester cả về tuỳ chọn phiên bản lẫn giá bán. Song, để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn, bài viết sẽ chỉ so sánh 2 phiên bản cao nhất của 2 mẫu xe này là Subaru Forester bản 2.0i-S EyeSight 2019 và Honda CR-V 1.5L 2019.
Theo khảo sát tại hệ thống tin rao Oto.com.vn, hiện những chiếc xe Subaru Forester 2019 bản 2.0i-S EyeSight đang có giá bán dao động khoảng 990 triệu đồng, lượng xe rao bán không quá nhiều. Trong khi đó, ở thời điểm năm 2019, bản này có giá niêm yết là 1,288 tỷ đồng.
Còn với Honda CR-V 2019 bản L cũng có giá dao động từ 950 – 985 triệu đồng. Trong khi ở thời điểm năm 2019, mức giá niêm yết của bản này là 1,093 tỷ đồng. Nhìn chung, về giá xe cũ, cả Subaru Forester và Honda CR-V có mức giá khá tương đương nhau.
Về kích thước, Subaru Forester 2.0i-S EyeSight có kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.625 x 1.815 x 1.730 mm, chiều dài cơ sở ở mức 2.670mm và khoảng sáng gầm 220mm. Các thông số lần lượt ở Honda CR-V L là 4.584 x 1.855 x 1.679mm, chiều dài cơ sở 2.660mm và 198mm ở khoảng sáng gầm. Cả 2 cùng chung kích thước mâm xe là 18 inch.
Dựa vào thông số trên có thể thấy Subaru Forester có các số đo dài, cao và chiều dài trục cơ sở nhỉnh hơn đáng kể với Honda CR-V Nhờ đó mà cũng mang đến một không gian nội thất có phần rộng rãi hơn so với mẫu xe đối thủ. Chưa kể, Subaru Forester còn có khoảng sáng gầm xe tốt hơn CR-V nên mang đến khả năng vận hành linh hoạt hơn trên những đoạn đường xấu.
Nguồn ảnh: Internet |
Về trang bị ngoại thất, tổng thể ngoại thất xe Subaru Forester và Honda CR-V đều cho khá nam tính, vuông vức. Tuy nhiên, Forester góc cạnh và ra dáng một mẫu xe việt dã hơn, còn CR-V hướng đến sự lịch lãm.
Phần đầu xe của Subaru Forester hầm hố với nhiều chi tiết mạ viền chrome to bản trên cụm đèn trước, lưới tản nhiệt và hai hốc đèn sương mù. Cản trước sơn đen kích cỡ lớn ốp kim loại và nắp capo dập nổi khối chia ba phần rõ ràng, cho cảm giác thể thao.
Trong khi Honda CR-V có tạo hình đầu xe mềm mại hơn. Cụm đèn trước mảnh, thu hẹp dần về hai bên thân và nối liền lưới tản nhiệt với thanh chrome lớn chứa logo, kiểu thiết kế đặc trưng của các mẫu xe Honda hiện tại.
Cả hai mẫu xe đều có cụm đèn trước, đèn nhận diện và đèn sương mù LED với pha liếc theo góc lái. Song, Subaru Forester có thêm tính năng tự động rửa đèn và thay đổi độ cao của ánh sáng.
Subaru Forester cũng có phần trường xe hơn Honda CR-V khi nhìn từ phía hông. Trên thực tế, chiều dài và chiều dài cơ sở của Forester đều nhỉnh hơn đối thủ, nhờ đó tiếp tục thể hiện chất việt dã với thanh baga trang bị sẵn trên nóc.
Mặc dù vậy, phần đuôi xe của Honda CR-V tỏ ra bắt mắt hơn với cụm đèn hậu LED cỡ lớn dạng chữ T đặt ngược và được nối với nhau bằng một thanh chrome lớn, mang đến hiệu ứng tôn thêm chiều rộng xe. Còn Subaru Forester có đuôi xe tạo hình khá đơn giản, gọn gàng với điểm nhấn là cản sau ốp kim loại to bản.
Nhìn chung, về thiết kế ngoại thất của Honda CR-V phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn, còn Forester trông khá cứng cáp, phù hợp hơn dành cho nam giới.
Về nội thất, Sự khác biệt tiếp tục được thể hiện khi người dùng bước vào khoang cabin của Subaru Forester và Honda CR-V. Forester vẫn giữ kiểu bố cục táp-lô quen thuộc với hệ thống nút bấm và màn hình thu gọn vào trung tâm. Các chi tiết trên táp-lô hướng đến người cầm lái nhiều hơn.
Nội thất Subaru Forester cũng được ốp chrome trên nhiều bộ phận như cửa gió điều hòa, vô-lăng cần số hay các bàn đạp ga/phanh.
Trong khi đó, nội thất của xe Honda CR-V vẫn mang đậm chất thực dụng, với phần cần số thu gọn về phía táp-lô, tạo không gian tối đa cho hành khách và các vị trí để đồ. Xe cũng có các chi tiết bọc da và ốp giả vân gỗ, mang lại cảm giác cao cấp và lịch sự.
Nguồn ảnh: Internet |
Cả hai mẫu xe đều có ghế ngồi bọc da, ghế lái chỉnh điện 8 hướng, vô-lăng bọc da tích hợp lẫy chuyển số và điều hòa tự động hai vùng độc lập. Song, Forester nhỉnh hơn CR-V ở tính năng lọc bụi cho điều hòa.
Tuy nhiên, mẫu xe của Honda trội hơn ở tương đối nhiều tiện nghi như bảng đồng hồ kỹ thuật số toàn bộ, cửa sổ trời toàn cảnh và có thêm hàng ghế thứ ba. Nhìn chung, không gian khoang cabin của Subaru Forester ưu ái hơn cho người cầm lái. Trong khi đó ở Honda CR-V hướng đến sự tiện dụng cho tất cả các hành khách.
Vệ động cơ – vận hành, cảm giác lái vẫn luôn là điểm nổi bật trên Subaru Forester. Xét về mức công suất và mô-men xoắn, động cơ tăng áp 1.5L của Honda CR-V trông nổi trội hơn động cơ 2.0L của Subaru. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở cấu tạo động cơ Boxer với 4 xi-lanh nằm ngang đối xứng nhau của Subaru.
Cách thiết lập trên của Subaru giúp lực tạo ra từ chuyển động của piston được truyền tới trục khuỷu, hộp số và bánh xe một cách trực tiếp hơn, đi qua ít thành phần truyền động hơn, từ đó giảm thiểu sự tiêu hao công suất.
Ngoài ra, đi kèm với động cơ Boxer là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian đối xứng. Qua đó giúp xe có sự phân bổ trọng lượng tối ưu, trọng tâm hạ thấp, đem lại cảm giác lái đầm chắc và cân bằng.
Trong khi đó, Honda CR-V với hệ dẫn động cầu trước và hộp số CVT lại mang đến trải nghiệm vận hành mượt mà và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Về an toàn, bên cạnh các trang bị an toàn cơ bản và phổ biến được trang bị đầy đủ trên cả hai mẫu xe, Subaru Forester cũ tỏ ra nổi trội hơn đối thủ với điểm nhấn là gói công nghệ EyeSight.
Với các camera đặt xung quanh xe, hệ thống EyeSight có 6 tính năng an toàn chủ động, bao gồm phanh tự động, kiểm soát hành trình tự động thích ứng, chống đạp nhầm chân ga, cảnh báo lệch làn đường, cảnh báo tài xế mất tập trung và cảnh báo xe phía trước di chuyển.
Honda CR-V 2019 tại Việt Nam chỉ mang đến các thống an toàn toàn chủ động và thụ động. Trong đó nổi bật với: Hệ thống hỗ trợ đánh lái chủ động AHA, cân bằng điện tử VSA, kiểm soát lực kéo TCS, chống bó cứng phanh ABS, phân phối lực phanh điện tử EBD, phanh khẩn cấp BA, khởi hành ngang dốc HAS, Camera lùi 3 góc quay,…Đáng tiếc là ở thế hệ 2019, mẫu xe này vẫn chưa được trang bị gói an toàn Honda Sensing.
Nhìn chung, với giá bán ngang ngửa nhau, Subaru Forester 2.0i-S EyeSight 2019 cũ là sự lựa chọn phù hợp cho những người đề cao cảm giác lái, cần một chiếc SUV với khung gầm chắc chắn, phục vụ nhu cầu di chuyển trên nhiều điều kiện địa hình.
Còn Honda CR-V 2019 cũ với ưu điểm về công năng, độ bền, khả năng giữ giá, thương hiệu phổ biến, hệ thống đại lý phủ rộng và linh kiện thay thế, sửa chữa sẵn có,…phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Dù chọn mẫu xe nào đi chăng nữa, khi mua xe đã qua sử dụng, người dùng nên lưu ý kiểm tra, test xe kỹ lưỡng để đảm bảo về chất lượng.
Linh Linh