Tại hội thảo "Bắt mạch dòng tiền" mới đây, bà Đỗ Hồng Vân - Trưởng phòng Phân tích dữ liệu FiinGroup nhìn nhận dòng tiền trong tháng 3 đã có sự dịch chuyển rõ rệt. Theo đó, nhóm bất động sản sau khi dòng tiền "rút về đáy" đã có sự hồi phục đáng kể với tỷ trọng 21,5%, vượt trội so với nhóm ngân hàng (17,8%) và chứng khoán (15,5%). Trong khi đó, các ngành như đầu tư công, điện, sản xuất dầu khí dường như vẫn bị dòng tiền lãng quên.
Dự báo về sự chuyển dịch của dòng tiền tháng 4, chuyên gia FiinGroup cho rằng nhóm tiếp tục có dòng tiền duy trì là bất động sản và dầu khí. Thực tế, tỷ trọng dòng tiền trong hai nhóm này đã tăng trở lại trong thời gian gần đây song vẫn cách khá xa so với đỉnh cũ.
Ngược lại, nhóm có rủi ro dòng tiền rút ra dự báo là nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép. Riêng nhóm ngân hàng, dù dòng tiền hiện tại vẫn đang ở mức cao nhưng đang có dấu hiệu đi xuống rõ rệt trong những tháng gần đây.
Nhóm chứng khoán cũng đã duy trì tỷ trọng thanh khoản cao trong lịch sử, nếu không có những yếu tố mới và câu chuyện hỗ trợ sâu rộng hơn cho ngành thì rủi ro dòng tiền rút mạnh là khá cao.
Tương tự dòng tiền tại nhóm thép cũng có dấu hiệu suy giảm, trong thời điểm ngành này đang thiếu vắng câu chuyện về FA việc nhóm này có thể thu hút dòng tiền mạnh mẽ trở lại cũng khá chật vật.
Bên cạnh đó, nhóm theo dõi tín hiệu dòng tiền vào là xây dựng, điện và sản xuất dầu khí. Với nhóm xây dựng tỷ trọng thanh khoản đang neo ở vùng đáy dài hạn, trong khi đó những câu chuyện liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công nửa cuối năm kỳ vọng sẽ tích cực hơn nhờ quyết tâm của Chính Phủ và nỗ lực của các doanh nghiệp.
Nhóm điện cũng có tỷ trọng thanh khoản duy trì ở mức đáy của 3 năm. Câu chuyện kỳ vọng cho nhóm này tới từ nhu cầu điện tăng cao trong mùa hè sắp tới và nhóm điện than có thể "gồng gánh" cho thuỷ điện.
Nhóm sản xuất dầu khí cũng được kỳ vọng có sự hồi phục về cầu, sản xuất, đi lại khi hoạt động sản xuất nửa cuối năm kỳ vọng tích cực hơn.
Phân tích về triển vọng nhóm ngành trong tháng 4, ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Phân tích FIDT cũng cho rằng nhà đầu tư nên quan tâm các nhóm ngành có câu chuyện FA mạnh.
Thứ nhất, nhóm dầu khí thượng nguồn. Dù nhóm này đang bị dòng tiền lãng quên nhưng câu chuyện FID dự án Lô B sẽ được ký kết trong tháng 4 sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực giúp nhiều cổ phiếu có thể hưởng lợi như PVS, PVS, PVB.
Thứ hai, chứng khoán. Hệ thống KRX dự kiến được đưa vào vận hành đầu tháng 5 và triển vọng nâng hạng vẫn sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nhóm này. Tuy nhiên, chuyên gia FIDT cho rằng nhà đầu tư cần chọn đúng cổ phiếu vì sẽ có sự phân hoá trong nhóm.
Thứ ba, bất động sản cũng kỳ vọng tiếp tục hút tiền, vì thông thường một nhóm ngành có thể duy trì sức hấp dẫn với dòng tiền trong khoảng 3 tháng. Bên cạnh đó, nhóm này còn có thể hưởng lợi nhờ các luật liên quan BĐS được điều chỉnh thời hạn áp dụng sớm hơn và đã có nhiều dấu hiệu hồi phục thị trường bất động sản thực.
S&P 500 xác lập đỉnh mới, chứng khoán Mỹ giữ điểm chờ dữ liệu kinh tế được công bố Trong ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận đà tăng. Đáng nói, S&P500 đã xác lập đỉnh mới. |
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong bảng xếp hạng cận biên của FTSE Trong công bố mới đây, FTSE giữ nguyên vị thế thị trường cận biên của thị trường chứng khoán Việt Nam. |
VN-Index tiệm cận đỉnh, áp lực chốt lời ngày càng tăng cao Trong phiên giao dịch sáng cuối tuần, áp lực chốt lời ngày càng thể hiện rõ rệt, kéo theo đà giảm tại các cổ phiếu ... |
Linh Đan