Báo cáo thị trường mới đây của Dragon Capital chỉ ra kinh tế Việt Nam tăng trưởng 3,7% trong tháng 6 tháng đầu năm, mức thấp nhất so với cùng kỳ trong hơn 10 năm qua nếu không tính năm COVID 2020. GDP quý II đạt 4,1%, tăng nhẹ so với mức 3,3% trong quý I với động lực đến từ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, đặc biệt là 4 đợt cắt giảm lãi suất điều hành với tổng 150 điểm cơ bản.
Theo các chuyên gia, việc tận dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy kinh tế có thể không tạo áp lực đáng kể lên lạm phát. Lạm phát trong tháng 6 chỉ tăng 2% và bình quân cả năm 2023 được ước tính sẽ ở mức 3,5%-4%. Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn và tổng cung tiền cũng chưa thực sự tăng mạnh, cụ thể đến hết 30/6 tăng trưởng tín dụngước tăng 4,7% và M2 (cung tiền) chỉ tăng 3,2%. Nhìn qua trường hợp ở Trung Quốc, một khi vòng quay nền kinh tế thật sự suy yếu, sẽ rất khó để lấy lại đà tăng trưởng trước đó, nên linh hoạt kích cầu đúng thời điểm sẽ có nhiều tác động tích cực hơn tiêu cực.
Bên cạnh đó, tỷ giá đang có tín hiệu tích cực nhờ dòng tiền vào ổn định. Sau hai năm thâm hụt, tài khoản vãng lai được dự đoán thặng dư trở lại về mức 7,5 tỷ USD, tương đương với 1,5% GDP, với sự bổ sung thêm dòng tiền du lịch từ tự kiến gần 12 triệu du khách quốc tế năm nay. Ngoài ra, các dòng tiền thương mại, kiều hối và đặc biệt đầu tư FDI vẫn được duy trì ổn định.
Theo quan sát của Dragon Capital, chiến lược "ngoại giao FDI" của Việt Nam vẫn đang phát huy hiệu quả rất tốt, thể hiện qua số liệu giải ngân đạt 10 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, một loạt chuyến thăm cấp cao của các đối tác quan trọng cùng phái đoàn vớisự tham gia 50 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và 200 doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc trong nửa đầu năm cho thấy cam kết đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cuối cùng, để giúp nền kinh tế có thể phục hồi quay lại mức trên 6,5% thì vẫn cần sự đồng pha của chính sách tiền tệ trên toàn cầu. Hiện tại, các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới vẫn duy trì thắt chặt tiền tệ và tiếp tục nâng lãi suất. Trong trường hợp các Ngân hàng Trung ương trên đảo chiều, giảm thắt chặt vào năm sau, các chuyên gia kỳ vọng những áp lực trên thị trường ngoại hối sẽ giảm bớt, và cũng sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn khi nhu cầu tiêu dùng được cải thiện.
Vì vậy, Việt Nam vẫn có thể duy trì mở rộng chính sách tiền tệ như một liều thuốc ngắn hạn để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, điều này sẽ khó có thể cải thiện tăng trưởng trong nửa sau 2023 nếu thiếu sự đồng hành của chính sách tài khóa, đặc biệt là đầu tư công.
Về thị trường chứng khoán, VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng diểm trong tháng 6, ghi nhận mức tăng 4,1%. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất khu vực Châu Á. Kết quả trên phản ánh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư, đặc biệt là nhóm nhà đầu tư cá nhân sau khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất lần thứ 4 kể từ tháng 3.
Sự kỳ vọng về thị trường hồi phục được thể hiện rõ qua giá trị giao dịch trong tháng 6, đạt 843 triệu USD, tăng 36% so với tháng 5 và là tháng thanh khoản tốt nhất trong 14 tháng gần nhất. Tâm lý tích cực được hỗ trợ bởi việc Ủy ban chứng khoán Nhà nước nỗ lực đẩy nhanh tiến độ vận hành hệ thống giao dịch KRX. Với việc tâm lý thị trường bắt đầu cải thiện, giả thuyết của Dragon Capital trong báo cáo tháng 5 trước rằng các nhà đầu tư cá nhân có thể chuyển đổi từ các khoản tiền gửi lãi suất cao sang tìm kiếm cơ hội ở thị trường chứng khoán phần nào được hiện thực hóa.
Giá trị mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong tháng 6 đạt hơn 100 triệu USD. Nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết các nút thắt pháp lý đã cho những tín hiệu khả quanban đầu, thể hiện qua số lượng giao dịch bất động sản được cải thiện trong tháng 6, ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp. Tổ công tác đặc biệt được thành lập do Phó Thủ tướng dẫn đầu đã làm việc cùng với các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh nhằm giải quyết tận gốc các vướng mắc. Đã có 6 dự án ở TP HCM được gỡ rối, dự kiến 44 dự án nữa trong nửa sau 2023. Nhờ vậy, các doanh nghiệp bất động sản đã tự tin hơn để mở bán các dự án mới, và nhu cầungười mua nhà cũng bắt đầu quay lại, nhờ các chính sách ưu đãi về lãi suất và phương án thanh toán linh hoạt. Vinhomes (Mã: VHM) đang dẫn đầu thị trường với việc mở bán dự án Glory Height, với 80% số căn hộ đã được đặt cọc.
Cổ phiếu ngành ngân hàng tăng trưởng tốt trong tháng 6, trong đó nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là nhóm dẫn dắt với mức tăng 5,9%. Đây là những ngân hàng có danh mục cho vay được hưởng lợi từ việc lãi suất giảm và những tín hiệu ấm dần lên từ thị trường bất động sản. Ngoài ra các thu nhập từ đầu tư giấy tờ có giá cũng được kỳ vọng mang lại kết quả tốt trong quý II này.
Dragon Capital cho rằng cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tiếp tục dẫn dắt trong nửa sau năm 2023 nhờ vào tăng trưởng tín dụng cao hơn nửa đầu năm, và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được cải thiện. Đồng thời, các ngân hàng vẫn sẽ chủ động trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Nhìn chung, triển vọng đối với ngành ngân hàng vẫn tích cực, với mức dự phóng tăng trưởng EPS khoảng 10% cho năm 2023.
Định giá VN-Index vẫn đang rất hấp dẫn, đầu tư cổ phiếu ngành nào nửa cuối năm 2023? Để có được cổ phiếu tốt, SSI khuyến nghị nhà đầu tư nên xem xét các yếu tố nội tại của nền kinh tế tác ... |
LPbank báo lãi trước thuế đạt 880 tỷ đồng trong quý II/2023 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPBank – HOSE: LPB) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II ... |
Lãi suất ngân hàng hôm nay 17/7: Nhiều nhà băng giảm, gửi tiền ở đâu lãi cao nhất? Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 35 ngân hàng trong nước vào sáng ngày 17/7 cho thấy, lãi suất tiền gửi ... |
Anh Khôi (t/h)