Cụ thể, trong bối cảnh tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm rất khó khăn do ảnh hưởng từ lạm phát cao và suy thoái kinh tế thế giới. PAN ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất quý 2 và 6 tháng đầu năm đạt lần lượt 2.778 tỷ đồng và 5.309 tỷ đồng, cùng giảm 14% so với cùng kỳ.
Nếu xét theo tửng mảng kinh doanh, mảng thủy sản có sự suy giảm lớn nhất về doanh thu do sức mua sụt giảm tại các thị trường xuất khẩu chính. Lạm phát tại các thị trường như Mỹ, EU tăng cao khiến cho người dân thắt chặt chi tiêu, quy mô tiêu dùng giảm, giá xuất khẩu cũng giảm theo.
Mảng nông nghiệp và thực phẩm cũng chịu tác động tiêu cực từ thị trường chung, song doanh thu chỉ sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ trong bối cảnh 6 tháng đầu năm là mùa vụ kinh doanh thấp điểm trong năm.
Kết quả, Lãi ròng quý 2 giảm 34% so với cùng kỳ, còn 65 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của PAN ghi nhận giảm 40% còn 105 tỷ đồng.
Trong năm 2023, Tập đoàn PAN đặt kế hoạch doanh thu 15.156 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 840 tỷ đồng, tăng 5,8% so với thực hiện trong năm 2022. Như vậy, với việc lợi nhuân sau thuế nửa đầu năm đạt 267 tỷ đồng, Tập đoàn PAN đã hoàn thành 32% kế hoạch lợi nhuận.
Mảng nông nghiệp: Lợi nhuận sau thuế mảng nông nghiệp giảm 12% so với cùng kỳ, nguyên nhân chính đến từ việc các chi phí đầu vào tăng, trong đó có chi phí vốn chịu ảnh hưởng từ nền lãi suất cao. Ngoài ra, vật tư đầu vào chủ yếu là giá lúa tươi tăng mạnh, trong khi doanh thu đầu ra (chủ yếu là giống lúa) chưa tăng theo kịp trong khoảng thời gian này dẫn tới biên lợi nhuận giảm nhẹ.
Mảng thủy sản: Mặc dù doanh thu giảm 24,6% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm khoảng 19%. Nguyên nhân đến từ hiệu quả của các vùng nuôi tự chủ và các chi phí vận chuyển giảm mạnh so với mức cùng kỳ.
Mảng thực phẩm: Biên lợi nhuận sau thuế mảng thực phẩm giảm mạnh trong bối cảnh các vật tư đầu vào như đường, trứng đều tăng cao. Do ảnh hưởng chung của thị trường, đa phần các sản phẩm đều giảm giá bán để ưu tiên các mục tiêu dòng tiền của Công ty, song song với mục tiêu lợi nhuận.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý 2/2023 giảm so với cùng kỳ nhưng đã tăng trưởng tốt so với quý 1/2023, phản ánh sự phục hồi trong kinh doanh của mảng thủy sản khi đơn hàng đã tăng trở lại từ tháng 5/2023. Cộng với việc 2 quý tới là trọng điểm kinh doanh của mảng nông nghiệp và thực phẩm đóng gói, tập đoàn sẽ có nhiều cơ hội để hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2023 đã đề ra.
Theo PAN, 6 tháng cuối năm là mùa vụ kinh doanh cao điểm của tất cả các mảng kinh doanh của tập đoàn, với những yếu tố tích cực hỗ trợ, Tập đoàn PAN vẫn tin tưởng và cố gắng hoàn thành kết quả kinh doanh của năm 2023 đã đặt ra.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PAN vẫn tăng trưởng bền bỉ từ đầu năm 2023 trở lại đây, so với đáy hồi cuối tháng 11/2022 cổ phiếu của Tập đoàn PAN đã tăng gần gấp đôi. Tại thời điểm 9h30 ngày 9/8, hiện giá cổ phiếu PAN đang ở mức 23.550 đồng/cp (tương ứng giảm 0.21%). Tuy nhiên, so với thị giá thời điểm đầu năm (14.950 đồng/cp), cổ phiếu PAN đã tăng 57%.
Biểu đồ giá cổ phiếu PAN |
Cũng liên quan đến cổ phiếu PAN, mới đây Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng có những khuyến nghị tích cực đến cổ phiếu của Tập đoàn này. Cụ thể, chuyên viên phân tích ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu PAN là 32.683 đồng/cp và đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này. Hiện trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PAN vẫn đang giữ đà tăng kể từ khi chạm đáy 12.900 đồng/cp (phiên 15/11)
VCBS phân tích, dựa trên báo cáo tài chính, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PAN trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt lần lượt là 5.309 tỷ đồng và 267 tỷ đồng, giảm lần lượt là 14% và 33% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, mảng thủy sản có sự giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái do năm nay bước vào thời kỳ thấp điểm của ngành, hàng tồn kho ở các nước nhập khẩu chính vẫn ở mức cao và nhu cầu bị suy yếu do ảnh hưởng của lạm phát. Mảng nông nghiệp và thực phẩm sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ do 6 tháng đầu năm đang là mùa vụ thấp điểm.
Nếu xét riêng quý 2, kết quả kinh doanh tuy vẫn giảm so với cùng kỳ nhưng đã có sự tăng trưởng so với quý 1. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của PAN đạt lần lượt là 2.778 tỷ đồng và gần 160 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 30% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tăng lần lượt 10% và 50% so với quý 1/2023.
Điều này là nhờ doanh thu thuần và lợi nhuận gộp nửa đầu năm của mảng gạo và thuốc bảo vệ thực vật tăng trưởng 24% và 50%, do giá gạo tăng cao, ngành gạo được hưởng lợi khi nhiều bên tích trữ hàng trước lo ngại hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến vụ mùa, bên cạnh đó thông tin chính phủ Ấn Độ áp thuế cao và cấm xuất khẩu một số loại gạo, khiến nhu cầu về giống lúa và vật tư nông nghiệp tăng mạnh.
Các đơn hàng thủy sản đã quay trở lại từ tháng 5/2023, giúp doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng nhẹ lần lượt là 3% và 10%. Các đơn hàng được kỳ vọng sẽ tăng nhiều hơn ở nửa cuối năm 2023.
Chuyên viên của VCBS đánh giá, triển vọng kinh doanh của PAN nửa cuối năm 2023 có thể dựa trên 4 yếu tố như giá lúa gạo duy trì ở mức cao, cùng điều kiện thời tiết ôn hòa hơn các quốc gia khác tạo lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản ở Việt Nam.
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản sẽ trở lại ở nửa cuối năm 2023 là động lực cho giá cá tra và tôm hồi phục dần từ quý 3. Bên cạnh đó, sản lượng của CTCP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC), doanh nghiệp chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới nhờ mở rộng vùng nuôi và xây dựng các nhà máy mới.
Là công ty con của PAN, kết quả kinh doanh của FMC cũng có sức ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của PAN. Ngoài ra, mùa Trung thu đang đến gần, với việc sở hữu CTCP Bibica, mảng bánh kẹo cũng có khả năng đem về doanh thu cao trong quý 3 cho PAN.
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của công ty vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc trên toàn cầu khiến chi phí chăn nuôi tăng cao; tồn kho cá tra và tôm vẫn đang ở mức cao, khiến giá các mặt hàng thủy sản vẫn đang duy trì ở mức thấp.
Diễn biến thời tiết thất thường cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng các mặt hàng nông sản; và giá đường tăng cao ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của mảng bánh kẹo.
Nhìn về triển vọng chung ngành lúa gạo, VCBS cho rằng, hiện tượng El Nino khiến mưa đến muộn và kết thúc sớm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông sản ở nhiều quốc gia.
Việc chính phủ Ấn Độ tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% với các loại gạo khác (trừ gạo basmati), giá gạo xuất khẩu tăng đã khiến gạo Ấn Độ kém cạnh tranh hơn các loại gạo khác.
Cụ thể, Trung Quốc giảm 75,8% gạo nhập khẩu từ Ấn Độ, trong khi nhập khẩu gạo từ Việt Nam tăng mạnh 93,2% về lượng và 116% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, lo ngại thời tiết El Nino khô hạn, khiến các nhà nhập khẩu tích cực mua vào để dự trữ trong khi nguồn cung từ một số nước xuất khẩu lớn, trong đó có Việt Nam, đang dần cạn kiệt, cũng là nguyên nhân khiến giá gạo leo thang.
Trong khi đó, tình hình thủy văn của Việt Nam trong năm vừa qua khá ổn định với mưa nhiều và sẽ chuyển dần sang trung tính trong nửa đầu năm 2023, sản lượng gạo được dự báo sẽ tương đối ổn định.
Theo đó, VCBS đánh giá cao khả năng năm tới Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng giá gạo tăng do nguồn cung thu hẹp và sự dịch chuyển nguồn cầu từ Ấn Độ sang.
Năm 2023, Tập đoàn PAN kỳ vọng thu hơn 40 tỷ đồng mỗi ngày Công ty CP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự ... |
ĐHĐCĐ PAN: Tiếp tục không chia cổ tức, Chủ tịch trấn an cổ đông 'cố gắng chờ thêm chút nữa' Trả lời cổ đông về việc không chia cổ tức năm 2022, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PAN trấn an "chúng ... |
Nghịch lý doanh nghiệp gạo Việt: Mùa màng 'bội thu', xuất khẩu vượt 1,5 tỷ USD trong 4 tháng, lợi nhuận vẫn 'đổ đèo' 4 tháng đầu năm, mặt hàng lúa gạo Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái lên ... |
Minh Khang