Theo thống kê, hơn 60% nhà ở tại Việt Nam gặp vấn đề thấm nước sau 5 năm sử dụng, trong đó 70% nguyên nhân đến từ lỗi thi công và vật liệu kém chất lượng.
Vì sao thấm dột luôn là nỗi lo mỗi khi trời mưa?
Thấm dột không phải là vấn đề của riêng nhà cũ mà ngay cả nhà mới xây cũng có thể gặp tình trạng này nếu không được xử lý chống thấm đúng cách. Nguyên nhân phổ biến là lỗi thi công, vật liệu không đạt tiêu chuẩn và tác động của thời tiết. Nếu lớp chống thấm không được thi công đúng quy trình hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng, nước mưa dễ thấm qua khe hở, ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ giữa nắng và mưa làm vật liệu co giãn liên tục, tạo ra các vết nứt nhỏ trên tường, trần nhà, khiến nước thấm vào bên trong. Ngoài ra, việc không kiểm tra, bảo trì định kỳ cũng khiến tình trạng thấm dột nghiêm trọng hơn. Nhiều gia đình chỉ tìm cách xử lý khi sự cố đã xảy ra, dẫn đến chi phí khi sửa nhà cao và khó khắc phục triệt để.
Những sai lầm phổ biến khi chống thấm khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn
Không ít gia đình khi phát hiện tình trạng thấm dột thường tìm cách xử lý nhanh chóng bằng các phương pháp tạm thời như: Trám khe hở bằng hồ dầu, bôi xi măng lên vết nứt hoặc dán keo silicon. Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp mang tính “chữa cháy”, không thể ngăn nước thấm lâu dài.
Một sai lầm khác thường gặp là sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp. Ví dụ, nhiều người nghĩ rằng hồ dầu có thể chống thấm hiệu quả, nhưng thực tế thì nó chỉ giúp che phủ bề mặt mà không có khả năng đàn hồi, dễ bị rạn nứt trở lại. Ngoài ra, nhiều người không xử lý bề mặt trước khi chống thấm, khiến lớp vật liệu không bám dính tốt và giảm hiệu quả bảo vệ.
Ngăn thấm dột mùa mưa – Giải pháp bảo vệ nhà cửa hiệu quả
Thấm dột là vấn đề phổ biến vào mùa mưa, gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không xử lý kịp thời, nước thấm có thể làm hư hỏng tường, trần nhà, nền móng, dẫn đến chi phí sửa chữa cao. Dưới đây là những khu vực dễ bị thấm nước và các giải pháp chống thấm phù hợp.
Chống thấm nhà ở
Tường, trần, sàn và các khe hở giữa vật liệu là những điểm dễ bị thấm nước. Nguyên nhân thường do thi công không đúng kỹ thuật hoặc vật liệu xuống cấp. Các phương pháp phổ biến gồm: Sơn chống thấm, màng chống thấm hoặc vữa chống thấm thẩm thấu. Việc kiểm tra và xử lý sớm giúp hạn chế hư hỏng về sau.
Chống thấm tầng hầm
Tầng hầm tiếp xúc trực tiếp với nền đất, chịu áp lực nước lớn, dễ bị thấm ngược. Các giải pháp thường dùng là màng bitum, sơn epoxy hoặc hóa chất thẩm thấu sâu. Hệ thống thoát nước quanh tầng hầm cũng cần được thiết kế hợp lý để giảm nguy cơ thấm dột.
Chống thấm sàn mái, ban công, sân thượng
Mưa nắng liên tục làm sàn mái, ban công dễ bị nứt, nước thấm xuống trần gây ẩm mốc. Các phương pháp xử lý như: Màng khò nóng, sơn chống thấm đàn hồi hoặc vữa chống thấm gốc xi măng. Độ dốc thoát nước hợp lý cũng giúp hạn chế ứ đọng, giảm nguy cơ thấm dột.
Chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm
Nhà vệ sinh thường xuyên tiếp xúc với nước, dễ rò rỉ qua sàn, tường và mạch gạch. Giải pháp chống thấm bao gồm màng đàn hồi, vữa gốc xi măng hoặc keo trám khe. Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các vết nứt, tránh lan rộng và gây hư hỏng.
Chống thấm giáp lai – Xử lý mối nối giữa các vật liệu
Các vị trí tiếp giáp như tường – sàn, tường – trần hay giữa các tấm bê tông thường có khe hở nhỏ, tạo điều kiện cho nước xâm nhập. Để hạn chế thấm dột, có thể dùng keo polyurethane, băng cản nước hoặc vữa chuyên dụng để lấp kín các khe hở, tăng độ bền cho công trình.
Thợ Việt – Đơn vị chống thấm nhà ở uy tín, chuyên nghiệp
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ chống thấm với kỹ thuật thi công chuẩn và vật liệu chất lượng, Thợ Việt là lựa chọn đáng cân nhắc. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm, Thợ Việt đã thi công hàng nghìn công trình nhà ở, chung cư, nhà phố và công trình thương mại.
Thông tin liên hệ:
Tổng đài: 1800 8122 (Miễn phí cước gọi)
Website: https://thoviet.com.vn/
Hải Yến