Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam

09/02/2023 - 23:48
(Bankviet.com) Ngày 7/2/2023, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Lê Đức Giang ký ban hành Quyết đinh số 446/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam của chủ đầu tư Công ty CP Mía đường Lam Sơn (HOSE: LSS).
Mía đường Lam Sơn (LSS) phát hành 4,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức
Niên độ 2021-2022, Mía đường Lam Sơn (LSS) đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng, lãi 80 tỷ đồng
Dự án Lam Sơn Square (Thanh Hóa): Huyện Thọ Xuân sẽ chỉ đạo xử lý nghiêm và sớm có công văn cảnh báo người dân
Khu đô thị TNR Stars Lam Sơn chưa đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam
Công viên sinh thái tre, luồng Thanh Tam (Thanh Hóa).

Được biết, dự án Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 13/5/2016. Dự án đầu tư trên diện tích 159,2 ha, trong đó xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân có 57,2 ha và ở các xã Xuân Bái, Thọ Xương, Xuân Phú, huyện Thọ Xuân là 101,9 ha. Tổng mức đầu tư của dự án được chấp thuận là 200 tỷ đồng.

Sau hơn 6 năm triển khai dự án, đến đầu năm 2022, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn gặp vướng mắc, còn 33 hộ tương đương 9,82 ha thuộc địa phận xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân chưa thực hiện đền bù xong. Trong đó 24/33 hộ có đất tương ứng 5,62 ha chưa xác định xong nguồn gốc và 9/33 hộ tương ứng 4,19 ha đã có quyết định thu hồi, đã thống nhất phương án triển khai nhưng chưa thực hiện.

Điều đáng nói, kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư đến nay do chưa thể hoàn thiện thủ tục hồ sơ nên UBND tỉnh Thanh Hóa không thể giao đất, và cũng bằng ấy thời gian UBND tỉnh Thanh Hóa đã không dưới 10 lần ra văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án tiến hành hoàn thiện thủ tục giao đất.

Đến nay, UBND tỉnh Thanh Hóa mới ban hành Quyết định số 446/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Công viên sinh thái tre, luồng Thanh Tam, qua đó dự án được điều chỉnh 7 nội dung nêu trong Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 13/5/2016.

Các nội dung bao gồm: mục tiêu đầu tư dự án; quy mô dự án; diện tích đất dự kiến sử dụng; phạm vi, ranh giới; tổng vốn đầu tư dự án; nguồn vốn đầu tư dự án; tiến độ thực hiện dự án.

Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam
Nhìn từ trên cao xuống toàn cảnh Công viên sinh thái tre, luồng Thanh Tam

Mục tiêu đầu tư dự án, sau điều chỉnh: “Đầu tư khu văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ công cộng, đồng thời kết hợp phục vụ du lịch, tham quan nghỉ dưỡng ẩm thực cho du khách trong nước và quốc tế; góp phần phát triển du lịch và kinh tế - xã hội địa phương; thực hiện các hoạt động trồng rừng chăm sóc, lưu trữ và và phát triển nguồn gen tre, luồng; phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, thực hiện chủ trương tăng trưởng xanh và bền vững".

Về quy mô dự án sau điều chỉnh, tổng diện tích được xác định là 1.596.244,8 m2 được chia thành 03 giai đoạn: Giai đoạn 1 có diện tích 1.026.970,6 m2, tiến hành đầu tư các hạng mục công trình Khu A; Khu B; Khu C diện tích khoảng 975.657,7 m 2 ) và đầu tư, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông chung (diện tích khoảng 43.293,9 m 2 );

Giai đoạn 2 có diện tích khoảng 391.157,6 m2, tập chung đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tại Khu D (thuộc khu Đồi sinh thái và một phần khu Hố Dăm) - Văn hóa lịch sử tâm linh linh (diện tích khoảng 391.157,6 m 2).

Giai đoạn 3 có diện tích khoảng 178.116,6 m2 tập chung đầu tư xây dựng các hạng mục công trình còn tại các Khu E, Khu F, Khu G, Khu H diện tích khoảng 136.825,2 m2) theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Thanh Hóa điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam
Khu trung tâm Công viên sinh thái tre, luồng Thanh Tam

Theo Quyết định số 1638/QĐ-UBND ngày 13/5/2016, tổng vốn đầu tư dự án ban đầu là 200 tỷ đông, sau điều chỉnh dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Giai đoạn 1 đầu tư khoảng 241 tỷ đồng; Giai đoạn 2 khoảng 43,7 tỷ đồng và giai đoạn 3 khoảng 15 tỷ đồng. Về nguồn vốn đầu tư trước khi điều chỉnh là vốn tự có của chủ đầu tư và nguồn huy động hợp pháp khác. Tuy nhiên sau điều chỉnh vốn đầu tư được xác định “100% vốn tự có của Công ty CP mía đường Lam Sơn”.

“về tiến độ dự án giai đoạn 1 đầu tư xây dựng các hạng mục công tr nh tại Khu A, Khu B, Khu C, hoàn thành và đưa vào sử dụng chậm nhất trong thời gian 21 tháng, kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tại (Khu D) hoàn thành và đưa vào sử dụng chậm nhất trong thời gian 18 tháng, kể từ ngày được Nhà nước àn giao đất. Giai đoạn 3 đầu tư xây dựng các hạng mục công trình tại Khu E, Khu F, Khu G, Khu H hoàn thành và đưa vào sử dụng chậm nhất trong thời gian 15 tháng, kể từ ngày được Nhà nước àn giao đất”.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại Công ty CP Mía đường Lam Sơn vẫn chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa chính thức giao đất để thực hiện dự án. Tuy nhiên đã có rất nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng và đi vào hoạt động kinh doanh trước đó.

Trong một diễn biến khác vào cuối năm 2020 doanh nghiệp này đã tự ý san lấp hơn 9ha đất lúa tại xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa để xây dựng Trung tâm chế biến nông sản trái phép. Sau khi báo chí phản ánh Công ty CP Mía đường Lam Sơn các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra chỉ ra sai phạm. Đồng thời Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành văn bản đề UBND tỉnh Thanh Hóa ban xử phạt vi phạm hành chính.

Nhật Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán