Thành viên HĐQT Nông nghiệp BaF bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu BAF. Hình minh họa |
Cụ thể, ông Lê Xuân Thọ, vừa bán ra 2.075.400 cổ phiếu BAF để giảm sở hữu từ 2% về còn 0,55% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 4/10 thông qua khớp lệnh thỏa thuận. Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 4/10 là 21.050 đồng/cp, ước tính ông Thọ đã thu về số tiền lên tới 43,7 tỷ đồng từ việc bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu.
Theo tìm hiểu, ông Thọ sinh năm 1970 và được bổ nhiệm vị trí thành viên HĐQT không điều hành tại Nông nghiệp BaF Việt Nam từ tháng 3/2021 tới nay.
Mới đây Công ty CP Siba Holdings vừa thông báo đăng ký mua thêm hơn 24,6 triệu cổ phiếu BAF từ ngày 30/9 - 28/10/2022. Nếu giao dịch thành công, cổ đông lớn nhất của Nông nghiệp BaF Việt Nam là Siba Holdings sẽ nâng sở hữu tại BAF từ 29,42 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 20,5% lên hơn 54 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 37,65%. Tổ chức này chính thức là cổ đông lớn của BAF từ đầu năm 2022.
Được biết, ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT Nông nghiệp BaF Việt Nam hiện cũng đồng thời nắm ghế Chủ tịch HĐQT Siba Holdings.
Được biết, trong gần đây cổ phiếu BAF liên tục giảm mạnh. Cụ thể, từ ngày 12/7 - 5/10, cổ phiếu BAF giảm 42,1% từ 38.200 đồng về 22.100 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu BAF thời gian gần đây. Nguồn: TradingView |
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2022, Nông nghiệp BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 1.625,24 tỷ đồng, giảm 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 40,42 tỷ đồng, giảm 62,6% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 5,1% về còn 4,1%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 53,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 76,4 tỷ đồng về 65,97 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 313,9%, tương ứng tăng thêm 26,62 tỷ đồng lên 35,1 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng thêm 8,25 tỷ đồng lên 8,42 tỷ đồng (cùng kỳ 0,17 tỷ đồng) và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm, Nông nghiệp BaF Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 3.164,23 tỷ đồng, giảm 39,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 128,14 tỷ đồng, giảm 36,3% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu giảm 43% về 5.950 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24,8% lên 402 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 31,9% kế hoạch lợi nhuận năm.
Mới đây, BAF đã đồng loạt khởi công xây dựng 4 cụm trang trại heo công nghệ cao tại xã Suối Ngô, huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh. Bên cạnh chăn nuôi, BaF cũng đang bán lẻ thịt thương hiệu thông qua chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Siba Food và Meat shop. Hệ thống này hiện có gần 60 cửa hàng và 250 Meat Shop, dự kiến mở rộng lên 100 cửa hàng và 1.000 Meat Shop trong năm 2023.
Đầu tháng 9 vừa qua, BaF cho ra mắt thêm sản phẩm chế biến bao gồm xúc xích BaF, giò lụa, giò sống được làm từ 100% thịt sạch BaF.
Thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp đi theo câu chuyện “thịt sạch và có nguồn gốc”
Theo VNDirect Research, thịt sạch từ mô hình 3F sẽ dần thay thế thịt không rõ nguồn gốc. Thịt lợn là loại thiết yếu ở Việt Nam, chiếm 66% tổng lượng thịt tiêu thụ. Trong đó, 95% thịt lợn tiêu thụ là thịt ấm và không an toàn (lợn được nuôi bằng thuốc kháng sinh hoặc tăng trọng; giết mổ quy mô nhỏ, tiêu chuẩn vệ sinh thấp, thịt được vận chuyển mà không có kiểm soát thú y, được bán ở các chợ có nguy cơ truyền nhiễm cao).
VND cho rằng thu nhập, kiến thức dinh dưỡng và nhận thức sức khỏe của người Việt Nam ngày càng tăng (đặc biệt là sau dịch tả lợn châu Phi và Covid-19), nhu cầu thịt sạch sẽ tăng lên. Các sản phẩm thịt sạch là đầu ra của mô hình 3F: Feed – doanh nghiệp tự sản xuất thức ăn chăn nuôi, đảm bảo đáp ứng cân bằng dinh dưỡng đầy đủ cho từng giai đoạn phát triển của động vật; Farm - trang trại chăn nuôi được phát triển ở quy mô công nghiệp, động vật được nuôi trong các trang trại khép kín, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh; và Food – thịt lợn hơi được kiểm soát nghiêm ngặt bởi nhà sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của Chính phủ và hoàn toàn rõ nguồn gốc.
Xu hướng này phát triển mạnh ở khu vực thành thị nhờ sự phát triển của thương mại điện tử. VND cho rằng, thị trường thịt lợn Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng và các doanh nghiệp áp dụng mô hình 3F sẽ được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi nhu cầu sang thịt sạch ở khu vực thành thị.
Những nhân tố mới tham gia “cuộc đua 3F”. Cùng với nhóm doanh nghiệp nước ngoài, thị trường sản xuất và chế biến thịt lợn cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp trong nước như HAG, BAF. Ngày 17- 9, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE - Mã: HAG) đã chính thức ra mắt thương hiệu Bapi “Heo ăn chuối” và cửa hàng BapiMart đầu tiên tại TP. HCM với sản phẩm chủ lực là thịt lợn mảnh cùng một số thực phẩm chế biến từ thịt: thịt nguội, chả lụa, xúc xích. “Heo ăn chuối” được giới thiệu là sản phẩm thịt thơm ngon và sạch do lợn ăn chuối sạch quanh năm ít mắc bệnh dịch hơn. Bên cạnh đó việc tận dụng được nguồn chuối thải loại làm thức ăn chăn nuôi cũng giúp “Heo ăn chuối” giảm được giá thành sản xuất.
Bên cạnh HAG còn có một cái tên mới nổi khác là Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE - Mã: BAF). Ra mắt sản phẩm từ năm 2021, đến nay thịt thương hiệu của BAF đã có mặt tại 50 cửa hàng Siba Food và 250 cửa hàng Meat Shop. Hiện nay, BAF có quy mô đàn lợn hơn 200.000 con (bao gồm lợn thịt và lợn giống), hai nhà máy thức ăn chăn nuôi và 15 trang trại rộng khắp khu vực phía Nam.
VND cho rằng, sự gia nhập của BAF và HAG đang “phù hợp với thời đại” những bước dịch chuyển trong thói quen của người tiêu dùng từ mua thịt ở chợ, không rõ nguồn gốc sang những nơi có thương hiệu, có tiêu chuẩn cao hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm
Hiện nay, mảng 3F và thịt có thương hiệu đã nhiều doanh nghiệp tham gia. Giá trị thị trường ngành thịt Việt Nam ước tính đạt 8,9 tỷ USD vào năm 2021, với sự tham gia của CP Food, GreenFeed, Japfa, CJ Vina, Dabaco (HoSE: DBC) và Masan Meatlife (UPCoM: MML). Trong đó, CP Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất thịt lợn lớn nhất Việt Nam với thị phần thịt lợn ước tính 17-18%. Sản phẩm thịt mát Meat Deli vẫn đang đứng đầu về mức giá trong phân khúc thịt lợn có thương hiệu.
Gần đây, một số doanh nghiệp cũng đã gia nhập thị trường như HAGL (HoSE: HAG) với sản phẩm thịt heo ăn chuối và Nông nghiệp BAF với thịt lợn nhãn hiệu BAF đã có mặt tại 50 cửa hàng Siba Food và 250 cửa hàng Meat Shop.
Một số doanh nghiệp chăn nuôi kinh doanh mô hình 3F theo chuỗi khép kín
VND nhận định tuy thị trường đã “chật chội” nhưng phân khúc thịt lợn thương hiệu tại Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng khoảng 10-15% mỗi năm. Do vậy, đây là thị trường tiềm năng cho tất cả các nhà sản xuất thịt có sự đầu tư vào hệ thống chăn nuôi, phân phối qua điểm bán hiện tại và đi theo câu chuyện “thịt sạch có nguồn gốc rõ ràng”.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Nhà đầu tư cá nhân duy trì "bắt đáy" cổ phiếu HPG phiên VN-Index lấy lại mốc 1.100 điểm Phiên VN-Index hồi phục tốt, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục duy trì trạng thái mua ròng nhẹ với tâm điểm gom vào cổ ... |
Tin tức chứng khoán 9h00' hôm nay 6/10/2022: BAF, GKM, EIB, C47, GIL Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán mới nhất ... |
Những kiến thức cơ bản về giá đóng cửa điều chỉnh Giá đóng cửa điều chỉnh (Adjusted Closing Price) là giá đóng cửa của cổ phiếu được điều chỉnh để phản ánh chính xác giá trị ... |
Quỳnh Nga