Cụ thể, 119,78 triệu cổ phiếu NCG có ngày giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với giá tham chiếu là 38.000 đồng/cp. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng và đi ngược với xu hướng chung của thị trường, giá cổ phiếu NCG giảm kịch sàn, qua đó bốc hơi 15.200 đồng (-40%) xuống mức 22.800 đồng/cp ngay trong phiên đầu tiên.
Cổ phiếu NCG giảm kịch biên độ 40% ngay phiên chào sàn UpCoM |
Với việc cổ phiếu lao dốc, vốn hóa thị trường của Nova Consumer đã giảm xuống mức 2.730 tỷ đồng (khoảng 114 triệu USD) từ mức định giá ban đầu là 4.550 tỷ đồng (khoảng 190 triệu USD). Màn chào sàn đáng thất vọng khiến tham vọng đạt tỷ USD vốn hóa của Nova Consumer càng trở nên xa vời.
Nova Consumer là một trong những trụ cột của NovaGroup, cùng với Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL), Nova Service và 5 thành viên khác. Vào tháng 3/2022, Nova Consumer hoàn tất đợt chào bán ra công chúng (IPO) 10,9 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 44.000 đồng/cp, thu về 479,6 tỷ đồng. Sau IPO, Nova Consumer có 251 cổ đông, trong đó có 250 cổ đông trong nước (nắm 99,97% vốn) và 1 tổ chức nước ngoài. Hai cổ đông lớn của Nova Consumer là CTCP Thương mại Bảo Khang (65,61%) và Công ty CP Đầu tư Anova (13,72%) vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cho đến cuối tháng 9/2023.
Trong giai đoạn 2022 – 2026, Nova Consumer đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận sẽ gấp từ 4 – 5 lần so với năm 2021. Cụ thể con số này sẽ rơi vào khoảng 1.300 - 1.500 tỷ đồng. Nova Consumer đã đặt ra mục tiêu trong vòng 3 năm kể từ sau khi IPO thì vốn hoá công ty sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, những tham vọng này không hề dễ dàng thực hiện khi Nova Consumer đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong báo cáo tài chính quý III/2023, Nova Consumer lỗ ròng hơn 43 tỷ trong khi cùng kỳ năm trước vẫn lãi hơn 64 tỷ đồng. Kể từ khi IPO đây đã là quý thứ 3 liên tiếp doanh nghiệp này báo lỗ.
Với những mức định giá được đưa ra, Nova Consumer từng được nhiều quỹ đầu tư trong vào ngoài nước chú ý đến và đưa vào danh mục đầu tư như Vietnam Opportunity Fund (VOF) của Vina Capital. Theo số liệu, VOF đã đầu tư 25,2 triệu USD để mua cổ phần của Nova Consumer, nhưng đến cuối năm 2022 quỹ này lại phải trích lập dự phòng 7,4 triệu USD, tương đương 29% trên giá gốc.
Trước đó, Nova Consumer cũng đã chính thức bị từ chối niêm yết trên sàn chứng khoán HoSe do diễn biến của thị trường chứng khoán không thuận lợi. Vì thế, quỹ VOF tiếp tục thực hiện quyền chọn bán lại khoản đầu tư này cho NovaGroup với giá gốc kèm theo một khoản lãi. Tuy nhiên, tập đoàn NovaGroup đang trải qua một giai đoạn rất nhiều khó khăn nên không thể thực hiện việc mua lại như nghĩa vụ đặt ra ban đầu.
Nova Consumer dự kiến hàng tiêu dùng chiếm 40% doanh thu năm 2025 Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Công ty cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (Nova Consumer, mã: ... |
Nova Consumer (NCG) sắp chi 60 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông Ngày 10/3 tới đây, Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (NCG), thành viên của NovaGroup sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi ... |
Nova Consumer (NCG) được chấp thuận giao dịch tại thị trường UpCOM Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận đăng ký giao dịch gần 119,8 triệu cổ phiếu NCG của Công ty CP ... |
Quỳnh Nga