Điểm sáng của VietABank là lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 19 tỷ đồng, tăng 21,44% so với cùng kỳ. Thu lãi thuần đạt hơn 878 tỷ đồng, tăng 33,23% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu là 2,6%, tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo các chuyên gia, lợi nhuận nhiều ngân hàng 6 tháng đầu năm giảm do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp, NIM thu hẹp và nợ xấu tiềm ẩn tăng cao dẫn đến áp lực trích lập dự phòng rủi ro gia tăng. |
Ngân hàng cho biết, lợi nhuận giảm so với cùng kỳ năm trước là do chi phí liên quan đến hoạt động quản lý tăng mạnh như chính thức vận hành Core Banking phiên bản mới; Tăng cường nhân sự cấp cao cho hoạt động kinh doanh; Cải tạo, sửa chữa hệ thống các điểm giao dịch trên toàn hệ thống nên đã tác động đến lợi nhuận trước thuế chưa được như kỳ vọng.
Tính tới ngày 30/6/2023, tổng tài sản của VietABank đạt 104.583 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 84.092 tỷ đồng, tăng 26,65% so với cùng kỳ năm 2022. Dư nợ cho vay đạt 66.669 tỷ đồng.
Theo kế hoạch được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, VietABank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.108 tỷ đồng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 3%. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, VietABank đã hoàn thành 47% kế hoạch lợi nhuận năm và đang kiểm soát nợ xấu theo đúng kế hoạch.
Theo báo cáo tài chính, dòng tiền thuần 6 tháng đầu năm cũng sụt giảm do ngân hàng tăng trưởng tín dụng hơn 3.500 tỷ đồng và chủ động giảm dòng tiền 5.500 tỷ đồng từ thị trường 2.
Chia sẻ thêm về hoạt động 6 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo VietABank cho biết, bước sang năm 2023, ngân hàng tuân thủ các chỉ đạo, định hướng của NHNN và chính phủ, giảm lãi suất huy động và cho vay, chủ động cắt giảm thu nhập để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn giúp hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Quý 2/2023, VietABank đã chính thức vận hành hệ thống ngân hàng lõi mới (Core Banking) theo phiên bản tiên tiến nhất của Oracle. Đồng thời, VietABank cũng là một trong số những ngân hàng đầu tiên “trình làng” thẻ tín dụng nội địa được sử dụng tại Việt Nam và một số quốc gia liên minh của Napas nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu trước, trả tiền sau của người dân.
Theo các chuyên gia, lợi nhuận nhiều ngân hàng 6 tháng đầu năm giảm do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp, NIM thu hẹp và nợ xấu tiềm ẩn tăng cao dẫn đến áp lực trích lập dự phòng rủi ro gia tăng.
Trước đó, các ngân hàng như Techcombank, ABBank, LPBank, TPBank,... cũng ghi nhận lợi nhuận 6 tháng đầu năm sụt giảm so với cùng kỳ năm trước với nguyên nhân chính được đưa ra là ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế.
Tính đến cuối tháng 6/2023, tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 4,03%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 9,35% cùng kỳ năm 2022, do nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và cá nhân yếu đi trong bối cảnh lãi suất cao, đơn hàng suy giảm, các thị trường đầu tư tài sản không thuận lợi. điều kiện cho vay thắt chặt đối với lĩnh vực bất động sản.
360° doanh nghiệp ngày 25/7: Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý 2 Một doanh nghiệp vận tải biển báo lãi quý 2 gấp 20 lần cùng kỳ; Lợi nhuận của TCM sụt giảm tới 97% trong quý ... |
360° doanh nghiệp ngày 26/7: DN của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 tăng gần 440 lần Doanh nghiệp khách sạn của “đại gia điếu cày” báo lãi quý 2 gấp 439 lần; Đường Quảng Ngãi chính thức hoàn thành kế hoạch ... |
360° doanh nghiệp ngày 27/7: Nợ xấu ABBank "nhảy vọt" Sabeco báo lãi giảm 32% trong qúy 2, cổ phiếu SAB vẫn “bứt phá”; Nợ xấu ABBank "nhảy vọt"; Năm Bảy Bảy (NBB) báo lãi ... |
Minh Khang (T/H)