Đóng cửa phiên giao dịch chiều ngày 24/11, sắc xanh bất ngờ trở lại thị trường với 146 mã tăng và 381 mã giảm. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 7,12 điểm (+0,65%) lên 1.095,61 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, tương đương 19,2 nghìn tỷ đồng.
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch cuối tuần trước. |
Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 24/11, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tăng 1,56 điểm (+0,69%) và tiến về vùng 226,10 điểm với thanh khoản đạt trên 123 triệu đơn vị, tương đương trên 2.200 tỉ đồng.
Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,05%) lên 84,99 điểm. Thanh khoản thị trường cũng tăng đáng kể với 55 triệu cổ phiếu, tương ứng 637 tỷ đồng.
Tổng quan, thị trường chứng khoán bất ngờ tăng mạnh cuối phiên, qua đó lấy lại hy vọng cho NĐT. Để có góc nhìn chuyên sâu về diễn biến của VN-Index, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Tài chính Phạm Quang Thịnh, chuyên viên tư vấn Công ty CK SSI.
PV: Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần vừa qua, thị trường bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên. Theo quan điểm của ông, đó có phải phiên rũ hàng của thị trường?
Ths. Phạm Quan Thịnh: Trên thị trường chứng khoán, "rũ hàng" (washout) là thuật ngữ chỉ một phiên giao dịch giảm điểm mạnh của thị trường chung. Phiên rũ hàng không có nghĩa là thị trường đang trong giai đoạn giảm; có thể thị trường đang trong đà tăng, “cá mập” muốn rũ bỏ những nhà đầu tư “tâm lý yếu” để họ bán với giá thấp; sau đó “cá mập” sẽ tiếp tục kéo giá cổ phiếu vượt đỉnh và tiếp tục giai đoạn tăng giá.
Quan sát trong phiên giao dịch thứ Sáu, có thể thấy rằng thị trường "rút chân" mạnh vào cuối phiên, đặc biệt ở 15 phút trước phiên ATC. Trong phiên ATC, nhờ lực mua ròng đồng thuận của cả 3 khối tổ chức (Nước ngoài, Tự doanh và Tổ chức trong nước) cho thấy đây cũng có khả năng là phiên rũ hàng đối với NĐT cá nhân. Tuy nhiên, xét trên khung đồ thị ngày thì VN-Index đang nằm dưới tất cả các đường trong bình động (EMA) cho thấy xu hướng hồi phục vẫn chưa chắc chắn mà chủ yếu là thị trường vẫn đang "cầm cự" là chính và dao động hiện tại chủ yếu là đi ngang.
PV: Xét trên khung đồ thị tuần, thị trường xuất hiện nhiều nến râu trên dài khi chạm MA10. Liệu đó có phải tín hiệu xấu?
Ths. Phạm Quang Thịnh: Thị trường xuất hiện đến ba nến rút râu tại EMA10 và 20 trên khung tuần chắc chắn là tín hiệu không tốt. Nguyên nhân dẫn tới biến động của VN-Index chủ yếu từ việc thị trường đang trong giai đoạn đi ngang khi tăng điểm vào những phiên đầu tuần và giảm điểm thường ở những phiên cuối tuần. Có thể thấy rằng, việc VN-Index đi ngang và giằng co tại vùng quanh khu vực 1.100 điểm đến từ áp lực chốt lãi ngắn hạn của các NĐT đã bắt đáy thành công ở vùng 1.020-1.050 điểm và hành động cắt lỗ hoặc bán hòa vốn của các NĐT bắt đáy hụt ở đầu tháng 10/2023.
PV: Theo quan điểm của ông, thị trường sẽ diễn biến ra sao trong tuần giao dịch 27/11 - 1/12 và đâu là nhóm cổ phiếu tiềm năng?
Ths. Phạm Quang Thịnh: Trong tuần 27/11-01/12, VN-Index có thể sẽ có dao động đi ngang trong khu vực 1.075-1.120 điểm với diễn biến tăng giảm đan xen khá "khó chịu" cho nhiều NĐT.
Trường hợp tích cực: VN-Index tăng điểm lên thoát khỏi 1.120 điểm hoặc cao hơn là 1.135 điểm thì sẽ xác nhận hoàn thành mẫu hình Vai Đầu Vai ngược cho xu thế đảo chiều tăng điểm với mục tiêu hồi phục về vùng 1.200 điểm.
Trường hợp tiêu cực: VN-Index giảm điểm và rơi khỏi vùng 1.075 điểm thì sẽ có thể tiếp tục nhún về khu vực 1.060 điểm sát biên dưới của kênh song song, tại đây nếu VN-Index hình thành được nến rút chân thì mới có khả năng cầm cự còn ngược lại thì sẽ tìm về nhưng vùng hỗ trợ mới xa hơn là 1.020 điểm.
Dự báo riêng cho phiên 27/11, thị trường có thể tiếp tục tăng nhẹ về vùng 1.105 điểm. Các nhóm cổ phiếu được đánh giá là tiềm năng theo quan điểm cá nhân tôi gồm:
Bất động sản với câu chuyện hồi phục trở lại sau khi đã giảm quá sâu và giai đoạn hiện tại các CĐT đã rục rịch mở bán lại dự án: PDR, NLG, DXG, DIG, KDH.
Khu công nghiệp với câu chuyện giải ngân FDI duy trì tốc độ tăng ổn định trong 10 tháng đầu năm 2023: SZC, IDC.
Chứng khoán tăng tiếp diễn với câu chuyện thị trường đang duy trì dòng tiền tham gia tốt kèm việc vận hành hệ thống KRX thử nghiệm vào ngày 25/11 và chính thức vào 25/12 là tiền đề thu hút dòng vốn: SSI, VND, VCI, FTS, CTS, MBS.
Thép với câu chuyện giá HRC đang khởi sắc và thị trường xây dựng đang dần có nhiều "việc làm" hơn: HPG, NKG.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, thị trường tiếp tục xu hướng giằng co với biến động không quá lớn. Sau một tiếng giao dịch, chỉ số VN-Index tiếp tục giữ sắc xanh nhưng mức độ tăng điểm không đáng kể. Sắc đỏ bất ngờ bao trùm tại nhóm cổ phiếu chứng khoán, trong khi nhóm thép và bất động sản vẫn giữ được sắc xanh với biến động quanh 1%.
Giao dịch khối ngoại tuần 20/11-24/11: Đà bán ròng chưa dừng lại, "cá mập" nước ngoài tập trung ở cổ phiếu bluechip Diễn biến giao dịch tuần 20-24/11, thanh khoản thị trường chứng khoán duy trì ở mức cao. Trong khi đó, khối ngoại đẩy mạnh lực ... |
VN-INDEX nhiều khả năng đã tạo đáy 2 thành công, NĐT có thể tiếp tục “nhặt nhạnh” cổ phiếu Dù tiếp tục ghi nhận thêm một tuần giảm điểm, tuy nhiên chuyên gia chứng khoán vẫn bảo lưu quan điểm rằng xu hướng phục ... |
Thị trường chứng khoán ngày 27/11/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Thị trường chứng khoán trong nước có một tuần biến động khá lớn; Vi phạm về thuế, Nam Việt bị xử phạt; Lỗi cũ chưa ... |
Thiên Dương