Trong tháng 3/2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức 18 phiên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ (TPCP) với tổng giá trị gọi thầu (GTGT) là 50.000 tỷ đồng, tỷ lệ trúng thầu là 6,1%. KBNN gọi thầu các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm với kỳ hạn 10 và 15 năm tiếp tục chiếm phần lớn giá trị trúng thầu (GTTT), lần lượt ở mức 14.095 tỷ đồng và 13.055 tỷ đồng. Kỳ hạn 5 năm và 7 năm lần lượt trúng thầu 5.000 tỷ đồng (tỷ lệ trúng thầu 55,6%), và 400 tỷ đồng (tỷ lệ 20%); trong khi đó, kỳ hạn 20 năm và 30 năm không trúng thầu. Lãi suất trúng thầu trung bình tăng so với tháng trước.
Tổng khối lượng TPCP phát hành thông qua đấu thầu trong 3 tháng đầu năm 2024 là 80.229 tỷ đồng, tương đương hơn 20% kế hoạch cả năm (400.000 tỷ đồng) và đạt khoảng 63% kế hoạch quý 1/2024 (127.000 tỷ đồng). Kỳ hạn phát hành bình quân tháng 3 năm 2024 là 11,2 năm, lãi suất phát hành bình quân là 2,31%/năm.
Theo quyết định số 260/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/03/2024, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được phê duyệt mức bảo lãnh phát hành tối đa là 1.160 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội không phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh trong năm 2024.
Tỷ lệ trúng thầu TPCP từ tháng 03/202 - 03/2024 |
Giá trị giao dịch thông thường (Outright) là 162.411 tỷ đồng (tăng 85,1% so với tháng trước) và giao dịch mua bán lại (Repo) là 81.660 tỷ đồng (tăng 31,6%). Thanh khoản trung bình/ngày của giao dịch Outright ở mức 7.734 tỷ đồng và của giao dịch Repo là 3.889 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng giao dịch Outright trung bình/ngày tăng 109% và giao dịch Repo trung bình/ngày cao hơn 134%. Trái phiếu kỳ hạn 10 và 15 năm tiếp tục chiếm phần lớn giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp, chiếm lần lượt 33,7% và 40% tổng giá trị giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 880 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong tháng 3, đưa lượng bán ròng của khối ngoại trong 3 tháng đầu năm 2024 lên mức 1.295 tỷ đồng.
Lợi suất TPCP Việt Nam (theo phòng chào giá VBMA) có xu hướng tăng ở hầu hết các kỳ hạn. Theo đó, lợi suất các kỳ hạn dưới 15 năm tăng từ 15 đến 19 điểm cơ bản, lợi suất kỳ hạn 20 năm tăng nhẹ 7 điểm, trong khi lợi suất kỳ hạn 30 năm gần như đi ngang so với cuối tháng trước.
Kết thúc tháng 3/2024, chỉ số DXY duy trì sức mạnh ở 104.53 điểm. Vào ngày 29/03, báo cáo của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ được công bố với số liệu lạm phát PCE tháng 2 so với cùng kỳ năm trước là 2,5%, lạm phát PCE cơ bản là 2,8%, lạm phát dịch vụ tiếp tục neo cao. So với tháng liền trước, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 2 tăng 0,3%.
Các dữ liệu kinh tế trên được chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho rằng phù hợp với dự đoán, nhưng ông cũng nhấn mạnh con đường kiểm soát lạm phát còn khá gập ghềnh. Dự báo mới nhất của Fed chỉ ra rằng các quan chức vẫn kỳ vọng vào 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, tuy nhiên Thống đốc Fed, ông Christopher Waller lại cho rằng có thể cần tiếp tục giữ lãi suất ở mức cao hoặc giảm số lần hạ lãi suất sau các số liệu kinh tế vừa qua. Tỷ giá USD/VND tháng 3 đã giảm, tuy nhiên vẫn còn chịu áp lực do sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ của Fed và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vì thế, trong tháng 3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trở lại phát hành tín phiếu 28 ngày với giá trị 171.199 tỷ đồng giữa bối cảnh thanh khoản hệ thống dồi dào và tăng trưởng tín dụng còn yếu. Lợi suất TPCP Mỹ tháng này tiếp tục cao hơn lợi suất TPCP Việt Nam, cụ thể khoảng cách là 239 điểm cơ bản ở kỳ hạn 5 năm và 157 điểm cơ bản ở kỳ hạn 10 năm.
Diễn biến giao dịch Outright và Repo từ tháng 03/2021 - 03/2024 |
Thông tin thêm về thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp |
Theo dữ liệu VBMA tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), tính đến ngày công bố thông tin 01/04/2024, tổng cộng có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 8.745 tỷ đồng trong tháng 3/2024. Lũy kế từ đầu năm đến nay, có 14 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 13.060 tỷ đồng và 2 đợt phát hành ra công chúng trị giá 2.650 tỷ đồng. Trong số các đợt phát hành riêng lẻ, các trái phiếu đã được xếp hạng tín nhiệm chiếm 7,6% về giá trị.
Trong tháng 3, các doanh nghiệp đã mua lại 8,031 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 9 tháng còn lại của năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 239.480 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản với 101.145 tỷ đồng, tương đương 42,2%. Về tình hình công bố thông tin bất thường, có 7 doanh nghiệp công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 4.851 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu) và 27 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.
Trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp TPDN riêng lẻ trong tháng 3 đạt 91.120 tỷ đồng, tăng 51,8% so với tháng 2/2024. Hầu hết các trái phiếu được giao dịch nhiều nhất đều do nhóm ngân hàng thương mại phát hành.
5/7 lô trái phiếu phát hành tháng 3/2024 thuộc về nhóm BĐS |
MB Bank (MBB) huy động thành công 1.050 tỷ đồng thông qua phát hành 3 lô trái phiếu Cuối tháng 3 vừa qua, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank, HoSE: MBB) đã phát hành thành công 3 lô trái phiếu với tổng ... |
Trái phiếu Novaland có thể chuyển đổi thành cổ phiếu với mệnh giá gấp 2,3 lần hiện tại Theo thông báo mới nhất, trái phiếu Novaland có thể chuyển đổi thành cổ phiếu mới mệnh giá 40.000 đồng. |
Tâm lý mua bán khối ngoại giằng co kịch liệt, "cò đất" NVL nổi sóng trở lại Diễn biến phiên 05/04, phe mua bán trên thị trường khối ngoại giằng co kịch liệt; trong khi đó, cổ phiếu NVL và cổ phiếu ... |
Bá Tùng