Thời điểm bán tháo cổ phiếu VOS đã bắt đầu?

29/06/2021 - 16:09
(Bankviet.com) Trong phiên giao dịch ngày 28/6/2021, cổ phiếu VOS của CTCP Vận tải Biển Việt Nam - Vosco (HOSE: VOS) ghi nhận thanh khoản tăng trở lại sau 4 phiên trước đó chỉ duy trì ở mức 2 - 4 triệu đơn vị/phiên. Động thái rung lắc cũa mã trong phiên này cũng đã kéo theo tâm lý bán tháo của một số nhà đầu tư đã trúng giá trong thời gian này.

Kết phiên giao dịch ngày 28/6/2021, cổ phiếu VOS tăng 1,8% lên mức 8.570 đồng - giảm mạnh so với chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp trước đó của mã. Tuy nhiên, tính chung trong chuỗi tăng ấn tượng này, thị giá cổ phiếu VOS đã tăng 118% - mức cao nhất trong 10 năm qua. Thanh khoản cổ phiếu dao động 1 - 4 triệu đơn vị mỗi phiên, gấp 5 - 8 lần so với mức trước tháng 12/2020.

Trong phiên này, cổ phiếu VOS ghi nhận thanh khoản tăng trở lại sau 4 phiên trước đó chỉ duy trì ở mức 2 - 4 triệu đơn vị/phiên. Động thái rung lắc cũa mã trong phiên này cũng đã kéo theo tâm lý bán tháo của một số nhà đầu tư đã trúng giá trong thời gian này.

Vosco tiền thân là Công ty Vận tải biển Việt Nam, được thành lập năm 1970. Sau đó doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa từ năm 2008 với vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng được giữ nguyên đến thời điểm hiện tại.

Đến nay, Vosco chỉ còn một cổ đông lớn là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giữ 51% vốn - tương đương 71,4 triệu cổ phiếu.

Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải biển, tuy nhiên kết quả kinh doanh nhiều năm kém khả quan khi liên tục thua lỗ.

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2020, công ty ghi nhận khoản lỗ trước thuế 187 tỷ đồng, trong khi mục tiêu lãi gần 31 tỷ đồng; lỗ lũy kế đến cuối năm trước hơn 734 tỷ đồng.

Với kết quả này, coorphieesu VOS đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đưa vào diện kiểm soát từ ngày 13/4/2021, qua đó mã này chỉ được giao dịch vào phiên chiều.

Công ty lý giải kết quả không đạt kỳ vọng là do không thu được 140 tỷ đồng từ thanh lý tàu dầu Đại Nam và tái cơ cấu nợ với Vietcombank vì việc tái cơ cấu chỉ được hoàn thành vào ngày cuối năm nên công ty không những không thanh lý được tàu mà còn phải duy trì trả lãi vay cho tàu trong cả năm trước. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá cước vận chuyển giảm hơn 100 tỷ đồng, hàng hóa khan hiếm, nhiều tàu không thể vào cảng làm hàng...

Để cải thiện những khó khăn này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tái cơ cấu nợ vay với các tổ chức tín dụng thông qua mua bán nợ giữa Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các tổ chức tín dụng, đặc biệt tập trung hoàn thành nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng Bảo Việt (tính đến 31/12/2020, khoản nợ giá trị hơn 118 tỷ đồng, lãi suất 10,5% -12%/năm, đáo hạn năm 2022).

Theo ghi nhận từ đầu năm 2021, Vosco đã hoàn thành việc bán tàu Đại Nam và bàn giao cho người mua từ 14/5. Từ nay đến 2025, công ty sẽ bán thanh lý thêm tàu Đại Minh, Neptune Star và đầu tư 4 tàu (cỡ Supramax với tổng trọng tải khoảng 200.000 tấn) thế hệ ecoship với tổng trọng tải 186.000 tấn để tận dụng thế mạnh của công ty và cơ hội rất tốt của thị trường trong thời gian tới.

Đối với việc thoái vốn tại MSB, công ty đang theo dõi thị trường để bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ trong năm nay với mục tiêu đem lại hiệu quả tốt nhất.

Doanh nghiệp kỳ vọng với sự khởi sắc của thị trường vận tải biển, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cũng như toàn năm nay sẽ khả quan với mục tiêu 2021 tổng doanh thu đạt 1.227 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng - cải thiện so với khoản lỗ hơn 187 tỷ đồng năm trước.

Tuy nhiên, trong quý đầu 2021, VOS vẫn ghi nhận lỗ trước thuế 19,5 tỷ đồng - cải thiện so với khoản lỗ 86,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp cần lãi 49,5 tỷ đồng từ nay đến cuối năm để đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Tính đến 31/3, tổng tài sản giảm 2% xuống 2.737 tỷ đồng, phần lớn là tài sản dài hạn (chiếm 68%, tương đương 1.869 tỷ đồng) trong đó khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 16% về mức 72 tỷ đồng, nguyên nhân là do Vosco đã bán hơn 1,7 triệu cổ phiếu MSB để hạ giá trị đầu tư từ 73,6 tỷ đồng xuống 59,3 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả của công ty giảm 2% còn 2.248 tỷ đồng - chủ yếu là nợ dài hạn 1.286 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính giảm 8% xuống mức 1.225 tỷ đồng trong đó nợ vay dài hạn chiếm 63%; hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 250%; lỗ lũy kế đến cuối tháng 3, ở mức 921,2 tỷ đồng cùng với quỹ đầu tư phát triển 27,9 tỷ đồng.

Yến Thành 

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam 

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán