Thời điểm đầu tư cổ phiếu đã đến?

03/10/2022 - 23:18
(Bankviet.com) Trong tháng 9/2022 thị trường chịu rất nhiều áp lực từ việc FED tăng lãi suất, ngân hàng nhà nước cũng tăng các mức lãi suất điều hành lên thêm 1%... Điều này khiến cho nhiều nhiều cổ phiếu cơ bản tốt đã liên tiếp chịu áp lực bán mạnh về các vùng hỗ trợ tăng trưởng dài hạn. Theo chuyên gia, hiện tại là giai đoạn nhà đầu tư có thể chọn nhóm cổ phiếu phù hợp để đầu tư dài hạn, trong khi nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng hỗ trợ.

Nhiều nhóm cổ phiếu biến động tiêu cực trong tháng 9

VN-Index phục hồi trở lại với thanh khoản đột biến sau khi đã giảm qua vùng hỗ trợ 1.110 điểm (hợp thành bởi các đường MA trung dài hạn) trước áp lực bán rất mạnh trong phiên chốt NAV. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 1.132,11 điểm, giảm mạnh -11,59% so với tháng 08/2022 và Quí III/2022 giảm -5,47% so với Quí II/2022. Tương tự, HNX-Index giảm 41,67 điểm (-14,3%) xuống 250,25 điểm, UPCoM-Index cũng giảm 7,48 điểm (-8,09%) xuống 84,96 điểm.

Thời điểm đầu tư cổ phiếu đã đến?

Trong tháng 9/2022, thị trường chịu rất nhiều áp lực từ việc FED tăng lãi suất mạnh, ngân hàng nhà nước cũng tăng các mức lãi suất điều hành lên thêm 1%, các quỹ ETF chịu áp lực rút vốn ròng khi lợi tức trái phiếu ở các nước tăng...Điều này khiến cho nhiều nhiều cổ phiếu cơ bản tốt đã liên tiếp chịu áp lực bán mạnh về các vùng hỗ trợ tăng trưởng dài hạn.

Với mức giảm như trên, VN-Index lọt vào top 10 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới. Theo dữ liệu từ IndexQ, VN-Index đứng thứ 8 trong danh sách các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới với 11,51% (dữ liệu tính theo 30 ngày).

Vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam giảm 9,3% so với tháng 8 và đạt mức 5,9 triệu tỷ đồng. So với cuối năm 2021, vốn hóa giảm gần 24%. Riêng sàn HoSE vốn hóa đạt hơn 4,5 triệu tỷ đồng, giảm 9,2% so với tháng 8 và 22,8% so với cuối năm ngoái.

Không chỉ đi xuống về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng giảm đáng kể so với tháng 8. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 15.632 tỷ đồng/phiên, giảm 15,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh bình quân riêng sàn HoSE giảm 17,8% và đạt 13.725 tỷ đồng/phiên.

Rất nhiều nhóm ngành cổ phiếu biến động tiêu cực trong tháng 9. Trong top 50 vốn hóa toàn thị trường chỉ có vỏn vẹn 6 mã tăng giá, trong khi số mã giảm là 44 mã. EIB của Eximbank (HoSE: EIB) là mã hiếm hoi trong danh sách này tăng giá trên 10%. HĐQT Eximbank đã thông báo từ ngày 14/9, ông Võ Quang Hiển không còn là thành viên HĐQT Eximbank và thành viên/ủy viên các hội đồng/ủy ban trực thuộc Eximbank. Eximbank cho biết lý do miễn nhiệm là do ông Võ Quang Hiển không còn làm người đại diện theo ủy quyền của cổ đông Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank từ ngày 14/9.

Tiếp sau đó, cổ phiếu MVN của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tăng hơn 8%. Cổ phiếu NVL của Novaland (HoSE: NVL), VRE của Vincom Retail (HoSE: VRE), KSF của Tập đoàn KSFinance (HoSE: KSF) và GE2 của Genco2 (UPCoM: GE2) đều có mức tăng nhẹ.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VGC của Viglacera (HoSE: VGC) giảm mạnh nhất trong top 50 vốn hóa với 23,4%. BSR của Lọc - Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đứng sau với mức giảm gần 23%. Ngoài 2 mã kể trên, trong danh sách này còn có 5 mã giảm trên 20%.

Tính chung cả thị trường, cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường thuộc về THS của Thanh Hoa Sông Đà (HNX: THS) với gần 50,5%. Một cổ phiếu khác cũng giảm trên 50% là LMC của Khoáng sản LATCA (UPCoM: LMC). Tuy nhiên, cả hai cổ phiếu này đều có mức thanh khoản rất thấp.

Trong danh sách giảm giá mạnh nhất thị trường có nhiều cổ phiếu đầu cơ cao như hai bộ đôi cổ phiếu họ FLC là ART của Chứng khoán BOS (HNX: ART) và KLF của KLF Global (HNX: KLF) giảm lần lượt 43% và 38,5%, cũng như "họ" Louis là TGG của Louis Capital (HoSE: TGG) và BII của Louis Land (HNX: BII) với mức giảm lần lượt 45% và 40%.

Tuy nhiên, dù thị trường có biến động theo chiều hướng rất tiêu cực nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh, thậm chí tính bằng lần. Dù vậy hầu hết các cổ phiếu tăng mạnh đều có thanh khoản rất thấp và dường như không ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường chung. Cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường thuộc về cổ phiếu EPC của Cà Phê Ea Pốk (UPCoM: EPC) với 321%. EPC thực chất chỉ có giao dịch trong 7 phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9 và đều tăng trần từ mức chỉ 8.600 đồng/cp lên 36.200 đồng/cp.

Ba cổ phiếu khác cũng tăng giá trên 100% là VHH của Kinh doanh nhà Thành Đạt (UPCoM: VHH), THW của Cấp nước Tân Hòa (UPCoM: THW) và CFV của Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV).

Nguyên tắc hàng đầu để lựa chọn cổ phiếu

Giới phân tích nhìn nhận, Việt Nam đang được đánh giá “khéo” trong điều hành chính sách, nhưng nhìn chung xu hướng TTCK trong thời gian tới sẽ tiếp tục khó lường trong bối cảnh điều kiện vĩ mô chưa thuận lợi, không rõ ràng. Nền kinh tế cùng một lúc chịu nhiều yếu tố bất định. Theo đó, thị trường sẽ xảy ra hiện tượng thanh lọc. Trong nguy có cơ, TTCK suy giảm sẽ mang tới cơ hội đầu tư dài hạn, nhưng cũng cần định giá kỹ.

“TTCK vẫn sẽ có những nhịp tăng - giảm, có sự phân hoá giữa các nhóm ngành và chính các cổ phiếu trong từng nhóm ngành. Nhà đầu tư cần chắt lọc, thẩm định kỹ hơn. Các doanh nghiệp đầu ngành sẽ được lưu ý hơn do có sức khoẻ tài chính tốt”, ông Đào Minh Châu, Phó Giám đốc phân tích cổ phiếu SSI Research đánh giá.

Với cương vị là người đầu tư và quản lý tài sản cũng như phân bổ tài sản cho khách hàng, ông Huỳnh Minh Tuấn, Nhà sáng lập CTCP FIDT dự báo, VN-Index có thể hồi phục lên tầm 1.300 điểm vào cuối quý IV/2022. Do đó, ông đặc biệt ưa thích giai đoạn này. Bởi theo ông đây là giai đoạn lựa chọn hàng tốt, lợi thế thuộc về người mua, là giai đoạn có thể giúp nhà đầu tư đổi đời nếu tìm đúng “long mạch”.

Tương tự, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Đông Á cho rằng, hiện tại là giai đoạn nhà đầu tư có thể chọn nhóm cổ phiếu phù hợp để đầu tư dài hạn, trong khi nhiều cổ phiếu đã giảm về vùng hỗ trợ.

Trong khi đó, ông Petri Deryng, người đứng đầu Pyn Elite Fund nhận định, nền kinh tế ổn định và triển vọng thu nhập bền vững của Việt Nam sẽ thúc đẩy TTCK nhanh chóng tăng trở lại, một khi bất ổn lắng xuống. Vì vậy ông khuyến nghị nhà đầu tư nên lựa chọn danh mục một cách thận trọng với đầy đủ các cổ phiếu được mua ở mức định giá thấp.

Một số nguyên tắc hàng đầu để lựa chọn cổ phiếu mà các chuyên gia đưa ra, đó là cổ phiếu đó phải có tiềm năng lớn. Nếu nhà đầu tư thấy được tiềm năng thực sự có khả năng xảy ra trong 5 năm tới thì nên tích tụ cổ phiếu một cách yên lặng và chờ đợi. Bên cạnh đó, cần lưu ý giá nào, thời điểm nào cần mua - bán, đặc biệt là nguyên tắc quản trị rủi ro nên được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Nếu nhà đầu tư mua vì lý do nào thì cũng nên bán vì lý do đó.

Ngoài ra các chuyên gia cũng đưa ra một số nhóm ngành mà nhà đầu tư nên lưu ý trong giai đoạn tới. Đó là cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, chính sách chia cổ tức bằng tiền hấp dẫn…

Bên cạnh đó là các nhóm ngành phòng thủ trong chu kỳ đầu tư, có thể nhắc đến một số ngành như tiện ích điện nước, bán lẻ, y tế, hạ tầng bất động sản - khu công nghiệp…

Ngoài ra, nhà đầu tư nên lưu ý nhất tới nhóm kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách. Hiện tại, Việt Nam có lợi thế là tỷ lệ nợ công/GDP đang giảm nhiều, hiện chỉ 43% trong khi trần nợ công là 65%. Do đó, giai đoạn này, đầu tư công sẽ là động lực chính cho nền kinh tế trong nước. Bởi đầu tư công được ví là một bánh xe quan trọng trong “cỗ xe tam mã” kéo kinh tế đi lên.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp đi theo câu chuyện “thịt sạch và có nguồn gốc”

VNDirect Research tin rằng thu nhập cao hơn, kiến thức dinh dưỡng và nhận thức về sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng ...

MWG: Kỳ vọng tăng trưởng từ việc cơ cấu lại Bách Hóa Xanh

Trong báo cáo mới đây về cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động, CTCK ACB (ACBS) đánh giá, với ...

Cha ruột Chủ tịch Mía Đường Lam Sơn (LSS) thoái sạch vốn công ty, ước thu hơn 22 tỷ đồng

Dù ghi nhận kết quả tích cực, cổ phiếu LSS vẫn giảm sâu theo sự điều chỉnh chung của thị trường. Tại 10h23p phiên sáng ...

Việt Hoàng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán