Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania, bà Cristina Romila nhấn mạnh, chuyến thăm sẽ tiếp tục thúc đẩy đối thoại cấp Thủ tướng giữa hai nước Romania và Việt Nam.
Các cuộc tiếp xúc gần đây nhất ở cấp độ này diễn ra vào năm 2016 (chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Romania) và năm 2019 (chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Việt Nam).
"Chúng tôi có niềm vinh dự lớn khi Thủ tướng Phạm Minh Chính tốt nghiệp đại học tại Romania. Nhiều lĩnh vực cùng có lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chuyến thăm diễn ra thành công và thực chất. Chúng tôi kỳ vọng các dự án và khuôn khổ hợp tác pháp lý song phương sẽ đạt tiến triển mới", Đại sứ bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới các nhà tiên phong tại Thiên Tân tháng 6/2023 |
Theo bà Cristina Romila, chuyến thăm được kỳ vọng trở thành cột mốc quan trọng trong hợp tác giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực, góp phần tăng cường hiểu biết, ưu tiên và lợi ích của nhau.
Tái khẳng định sâu sắc tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Romania
Điểm lại những thành tựu quan trọng mà hai nước đã đạt được trong thời gian qua, Đại sứ cho biết, quãng thời gian 5 năm qua đã tái khẳng định sâu sắc tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, thông qua việc thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và hợp tác giải quyết các thách thức lớn, như đại dịch COVID-19, hay nỗ lực sơ tán hơn 1.000 công dân Việt Nam khỏi xung đột Ukraine.
Bên cạnh các cuộc tiếp xúc song phương giữa Thủ tướng hai nước, bà Cristina Romila còn đề cập một số cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây giữa Tổng thống Romania Klaus Werner Iohannis và Thủ tướng Phạm Minh Chính, diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc UNGA (tháng 9/2023) và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-EU nhân kỷ niệm 45 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-EU tại Brussels, Bỉ (tháng 12/2022), cuộc điện đàm giữa hai Chủ tịch nước (tháng 7/2021).
"Bên cạnh những thành tựu trong đối thoại chính trị-ngoại giao, hai nước cũng đạt được những bước phát triển trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, trên cả bình diện song phương và cả cấp độ Liên minh châu Âu", Đại sứ nhấn mạnh.
Một trong những thành tựu quan trọng của Romania trong vai trò Chủ tịch Hội đồng EU và chính sách thương mại EU là việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) vào tháng 6/2019. Romania là một trong các quốc gia thành viên EU đầu tiên phê chuẩn IPA.
Ngoại giao nhân dân hai nước cũng đạt bước phát triển tích cực lớn sau đại dịch COVID-19. Hai bên thường xuyên đẩy mạnh trao đổi văn hóa, học thuật và kinh doanh. Đại diện của hơn 30 trường đại học Romania đã đến thăm Việt Nam trong 2 năm qua; dàn nhạc giao hưởng Bucharest nổi tiếng đến biểu diễn tại Việt Nam vào năm 2022 và 2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội và Đà Lạt. Một số phái đoàn kinh tế đã đến thăm Việt Nam trong năm qua, tìm kiếm cơ hội mới nhằm làm sâu sắc và đa dạng hóa hợp tác kinh tế song phương.
Đại sứ cũng bày tỏ ấn tượng trướcnhững kết quả xuất sắc đạt được trong kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Romania cấp bộ trưởng về hợp tác kinh tế diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11 năm ngoái.
Hai bên thống nhất các cơ chế hợp tác quan trọng trong những lĩnh vực cùng quan tâm, như thương mại, nông nghiệp, kiểm dịch thực vật, năng lượng, lao động, khoa học, công nghệ và văn hóa.
"Romania có thể trở thành cửa ngõ đưa hàng hóa Việt Nam vào châu Âu, tương tự Việt Nam tạo điều kiện cho Romania tiếp cận thị trường ASEAN. Chúng ta cần tận dụng hiệu quả EVFTA để mở cửa thị trường của nhau và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm", bà Cristina Romila nhấn mạnh.
Đại sứ chia sẻ, trongnhiệm kỳ tại Việt Nam, phía Romania sẽ có một vài ưu tiên quan trọng, bao gồm, tăng cường tiếp xúc chính trị-ngoại giao cấp cao, đa dạng hóa trao đổi kinh tế, tăng cường tiếp xúc nhân dân, xây dựng những cầu nối mới thông qua hợp tác văn hóa và tăng cường trao đổi học thuật.
Quan hệ truyền thống, tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước, cùng tiềm năng của chương trình nghị sự song phương giúp tạo điều kiện thuận lợi để hai nước tiến tới tương lai đầy triển vọng phía trước, bà Cristina Romila bày tỏ.
Dự kiến thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào ngày 15/1/2024 Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sau khi tiếp thu giải trình gồm 15 chương và 210 điều, tăng 10 điều ... |
Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt ... |
Chính phủ trình Quốc hội phương án phân bổ 63.725 tỷ đầu tư công cho 5 lĩnh vực Bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ... |
PV