Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCoM: VHD) vừa qua đã chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 dự kiến tổ chức vào ngày 5/9/2024 tới đây. Địa điểm họp tại Tòa nhà Vinahud, số 105 phố Nguyễn Bá Khoản, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Dù vay nợ cao ngất ngưởng, vốn chủ sở hữu của Vinahud tính tới cuối quý 2 chỉ đạt vỏn vẹn 139,5 tỷ đồng, hiện Công ty đang lỗ lũy kế 241 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức lỗ 134,5 tỷ đồng hồi đầu năm. |
Nội dung cuộc họp lần này nhằm miễn nhiệm 2 thành viên HĐQT là ông Nguyễn Minh Tuấn và ông Ngô Đức Tâm đồng thời miễn nhiệm 2 thành viên Ban kiểm soát là bà Phạm Thanh Huyền và ông Phan Anh Tuấn. Cùng với đó, cổ đông sẽ bầu các thành viên thay thế.
Đại hội cũng sẽ thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp của Vinahud tại Công ty TNHH Mê Linh Thịnh Vượng, việc thanh toán trước hạn khoản vay tại ngân hàng.
Nguồn: Vinahud. |
Đại hội lần này diễn ra trong bối cảnh Công ty đang chứng kiến chuỗi ngày kinh doanh thua lỗ kéo dài. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, Vinahud ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 69,4 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ. Sau khi khấu trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp ở mức gần 3,8 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này của Vinahud giảm 32,5%, về còn gần 11 tỷ đồng, Công ty không thuyết minh chi tiết về nguồn thu này. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 44,5% lên 62 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm 55 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 66,5%, xuống còn 12 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng lại đi lên nhưng chỉ vỏn vẹn 179 triệu đồng.
Sau khi khấu trừ thuế phí, Vinahud báo lỗ ròng hơn 55 tỷ đồng. Đây là quý thứ 5 liên tiếp mà doanh nghiệp này ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ.
Giải trình về chênh lệch lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái, Vinahud cho biết do Công ty mẹ phát sinh chi phí tài chính, cụ thể chi phí lãi vay dẫn đến lợi nhuận sau thuế âm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vinahud ghi nhận doanh thu thuần đạt 119 tỷ đồng, giảm hơn 20% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 106,5 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Vinahud còn cách rất xa mục tiêu lãi 18,75 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Vinahud đạt 5.052 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm hơn 1.795 tỷ đồng, tăng khoảng 30 tỷ đồng so với đầu năm.
Hàng tồn kho tăng nhẹ lên mức hơn 1.584 tỷ đồng, trong đó 1.570,5 tỷ đồng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Số dư chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại ngày 30/6/2024 chủ yếu bao gồm tiền sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, giá mua công ty con được phân bổ như một phần chi phí mua dự án, chi phí xây dựng và phát triển dự án Grand Mercure Hội An. Cũng tại dự án này, Vinahud còn ghi nhận hơn 295 tỷ đồng chi phí bán hàng chưa bàn giao.
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả của Vinahud tính đến cuối quý 2/2024 ở mức 4.913 tỷ đồng, gấp tới 35 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay nợ tài chính chiếm hơn 2.628 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm hồi đầu năm và chiếm khoảng 54% tổng dư nợ. Trong số đó, Vinahud đang vay nhiều nhất tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) với gần 1.986 tỷ đồng nợ vay dài hạn.
Dù vay nợ cao ngất ngưởng, vốn chủ sở hữu của Vinahud tính tới cuối quý 2 chỉ đạt vỏn vẹn 139,5 tỷ đồng, hiện Công ty đang lỗ lũy kế 241 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức lỗ 134,5 tỷ đồng hồi đầu năm.
Phạt hành chính doanh nghiệp 'họ Vinahud' vì xây khách sạn không phép tại Quảng Nam UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt 130 triệu đồng với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Phú Hải - doanh nghiệp nằm ... |
Áp lực chi phí lãi vay, Vinahud báo lỗ hơn 50 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm 2024 Theo giải trình, Vinahud cho biết do phát sinh chi phí lãi vay nên dẫn đến thua lỗ ở quý I/2024. |
Phạm Hường