FED là gì? Tổ chức FED là gì?
FED là viết tắt của cụm từ Federal Reserve System, nghĩa là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong tiếng Việt. FED được thành lập ngày 23/12/1913 với mục tiêu phát triển và duy trì một hệ thống tài chính an toàn, linh hoạt và ổn định.
FED là cơ quan tài chính với 7 thành viên hội đồng thống đốc, 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang nằm ở các thành phố lớn cùng nhiều ngân hàng thành viên.
FED là tổ chức duy nhất được phép phát hành USD, đơn vị tiền tệ chính thức của một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới - Hoa Kỳ. FED là cơ quan tài chính có quyền hoạch định/điều chỉnh chính sách tiền tệ của Mỹ. Do đó, việc FED thay đổi quyết định lãi suất và nguồn cung tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn thị trường và nhà đầu tư.
Hình minh họa |
Lãi suất FED là gì?
Lãi suất quỹ liên bang (federal funds rate) là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian một ngày (các khoản vay qua đêm) để có được số tiền bằng đúng yêu cầu dự trữ bắt buộc của Fed.
Tuy nhiên, Fed fund rate cũng là một công cụ mà Fed sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác. Đây là mức lãi suất nền tảng và bất kỳ thay đổi nào trong fed rate đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.
Sự thay đổi tăng giảm của FED
Lãi suất FED tăng
Các loại lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tiền gửi hoặc là lãi suất trái phiếu đều phải lấy lãi suất FED làm cơ sở chính. Khi lãi suất này tăng lên kéo theo đồng thời các loại lãi suất đang có trên thị trường cũng phải tăng lên. Khi lãi suất tăng thì sẽ hạn chế được nhu cầu cho vay của các cá nhân hay tổ chức đang hoạt động trên nền kinh tế thị trường.
Lãi suất FED giảm
Ngược lại, Khi mà các chủ thể vay mượn nhiều cũng là lúc lãi suất FED giảm. Lúc này sẽ kích thích làm gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư từ đó sẽ kích thích nền kinh tế toàn cầu.
Khi kinh tế đã ở trong trạng thái ổn định nhưng mà vẫn giữ nguyên mức lãi suất thấp thì lúc này việc sử dụng vòng vốn kém hiệu quả, từ đó khả năng rủi ro cao sẽ được nảy sinh trên thị trường. Bong bóng tài sản và tỷ lệ lạm phát cao là hai hiện tượng phổ biến nhất khi FED có mức lãi suất thấp. Khi này, thị trường bị nguy hại đến sự bền vững cũng như gây ra khủng hoảng về kinh tế.
Lãi suất FED hiện nay |
Chức năng của lãi suất FED
Là mức lãi suất quan trọng của nền kinh tế Mỹ
Một trong những mức lãi suất quan trọng nhất của nền kinh tế Mỹ chính là lãi suất quỹ liên bang. Vì nó ảnh hưởng đến nhiều về thị trường trường tài chính tiền tệ. Ảnh hưởng đến các khía cạnh của nền kinh tế như việc làm, lạm phát, tăng trưởng…
Giữ vai trò chủ chốt cho những ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ
Các chính sách của FED đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế Hoa Kỳ và đồng USD. Vì vậy nó giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ. Với mọi chính sách được đưa ra của cơ quan này đều tác động trực tiếp đến nền kinh tế Hoa Kỳ và đồng USD. Vì vậy, mọi động thái của FED sẽ là mối quan tâm chung của toàn thế giới. Các chính sách của FED phải đảm bào duy trì sự ổn định của nền kinh tế và hạn chế tối ưu nhất các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính.
Cung cấp dịch vụ tài chính, vận hành hệ thống chi trả quốc gia
Chính sách tiền tệ là công cụ đắc lực để làm điều tiết kinh tế, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều công cụ này sẽ dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng trong vấn đề tài chính – tiền tệ.
Mức lãi suất này cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất ngắn hạn vì người cho vay thường thiết lập lãi suất dựa trên lãi suất cho vay cơ bản. Khi lãi suất mà các ngân hàng tính cho người vay nhưng vẫn đảm bảo cho họ và cũng bị ảnh hưởng bởi lãi suất liên bang thì đó chính là lãi suất cơ bản.
Giám sát và quy định tổ chức, ngân hàng
Các nhà đầu tư theo dõi sát sao lãi suất quỹ liên bang. Thị trường chứng khoán luôn phản ứng rất mạnh mẽ với những thay đổi trong lãi suất của quỹ liên bang. Các nhà đầu tư luôn liên tục của lãi suất này, ngay cả một sự sụt giảm nhỏ trong lãi suất quỹ liên bang có thể thúc đẩy thị trường tăng vọt. Các nhà phân tích trong đầu tư chứng khoán đặc biệt các thành viên trong FOMC để cố gắng đoán được lãi suất mục tiêu được nhắm đến.
Vì sao FED tác động đến nền kinh tế toàn cầu
Đồng tiền chủ chốt trong nền thương mại quốc tế hiện nay là đồng USD. Hầu hết các hoạt động xuất nhập khẩu đều sử dụng USD như đơn vị chuẩn để thanh toán. Trong đó, nơi duy nhất quyết định được mức tăng giảm lãi suất của đồng USD là FED. Từ đó, điều này tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD và tạo ra một số ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ.
Các mặt hàng quan trọng như dầu, vàng đều được định giá theo đơn vị USD chứng minh được vị thế quan trọng của đơn vị này trong hệ thống tiền tệ thế giới. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng USD qua các hoạt động ngoại tệ hay mua bán USD chính là FED. Việc này cũng có nghĩa là việc FED kiểm soát USD cũng làm cho thị trường trên toàn cầu bị kiểm soát một cách gián tiếp. Vậy các quyết định của FED ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Làm thế nào để giao dịch các quyết định lãi suất FED
Khi giao dịch khả năng tăng lãi suất của FED hay cắt giảm lãi suất của FED, các nhà đầu tư có thể thông qua kênh tin tức để tận dụng khả năng biến động. Thông thường, khi mức lãi suất chính thức được công bố thị trường thường sẽ có xu hướng biến động mạnh. Vì vậy, sự chuẩn bị trước là việc vô cùng cần thiết để có một giao dịch thành công.
Thông qua một số ví dụ nêu dưới đây, hãy cùng nhận xét phản ứng của thị trường khi có biến động (Các hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo các hiệu suất xảy ra trong tương lai, vẫn có thể là tiền đề giúp trader dự đoán xu hướng thị trường)
FOMC đã chính thức thông báo về việc lãi suất FED hạ từ 2% xuống chỉ còn 1,75% vào ngày 30/10/2019. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã giải thích lý do đằng sau quyết định này thông qua thông báo của FOMC. Bên cạnh đó, cần cân nhắc và xem xét các hành động giá của đô la Mỹ trên thị trường trong và sau khi tin tức được phát hành.
Nguyên nhân làm lãi suất FED thay đổi
Do tỷ lệ lạm phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của các dịch vụ hàng hoá, vậy nên việc giữ cho lạm phát ổn định ở mức 2% là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Cục Dự trữ Liên bang. Đối với FOMC lạm phát được xem là yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến việc cân nhắc thay đổi lãi suất FED.
Fed có thể tăng lãi suất trong trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng cao. Từ đó làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm nhu cầu vay vốn và nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Việc này còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn làm người dân giảm chi tiêu đồng thời giảm nhu cầu và đưa giá hàng hoá dịch vụ xuống thấp.
Trái lại, trong trường hợp lạm phát giảm thể hiện xu hướng giảm chi tiêu của người dân là dấu hiệu của việc kinh tế suy thoái. Khi đó, FED sẽ cân nhắc hạ lãi suất nhằm kích thích các hoạt động kinh tế phát triển. Việc lãi vay thấp làm các khoản vay rẻ hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
Đại Dương