Rtt trong chứng khoán
Rtt - Round Trip Time hay còn được gọi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản trong chứng khoán. Đây là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cổ phiếu trên tổng số nợ vay của nhà đầu tư. Thông qua Rtt, nhà đầu tư xác định được tình trạng tài khoản vay ký quỹ của mình so với các mốc cần quan tâm trong nghiệp vụ quản lý tài khoản như tỷ lệ cảnh báo, tỷ lệ Force sell, tỷ lệ ký quỹ duy trì,…
Tỷ lệ ký quỹ của tài khoản phụ thuộc vào quy định mỗi công ty. Ngoài ra tùy từng thời điểm, giá trị của tiền, giá trị chứng khoán của nhà đầu tư cũng sẽ có sự thay đổi.
Phân loại tỷ lệ ký quỹ Rtt
Có hai loại tỷ lệ ký quỹ chính:
Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (Initial Margin Ratio - IMR): là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có và giá trị chứng khoán dự kiến mua được thông qua margin tại thời điểm giao dịch ban đầu. Tỷ lệ này sẽ quyết định số tiền tối đa mà nhà đầu tư được vay từ công ty chứng khoán để giao dịch.
Tỷ lệ ký quỹ duy trì (Maintenance Margin Ratio - MMR): là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có và tổng giá trị tài sản trong tài khoản ký quỹ. Tỷ lệ này được đề ra để cảnh báo nhà đầu tư về những biến động trong tài khoản và giúp nhà đầu tư lên kế hoạch phù hợp để giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường.
Công thức tính Rtt
Tỷ lệ Rtt được tính theo công thức sau:
Rtt = [(Giá trị tài sản ban đầu)/(Tổng giá trị nợ thực tế – tiền mặt – tiền bán chờ về)]*100% |
Trong đó:
Tổng giá trị tài sản ban đầu = ∑(Số lượng chứng khoán*giá căn cứ*tỷ lệ cho vay)
Giá căn cứ sẽ được xác định theo nguyên tắc sau:
Trong phiên giao dịch thì giá căn cứ – Min: Giá tham chiếu của phiên giao dịch hiện tại.
Ngoài phiên giao dịch thì giá căn cứ – Min: Giá đóng cửa cửa phiên giao dịch gần nhất.
Tiền mặt là số dư tiền mặt hiện có hoặc đang chờ về tài khoản giao dịch Margin.
Tại sao phải quan tâm đến Rtt trong đầu tư chứng khoán?
Margin mang đến nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư, song đi kèm với đó là những rủi ro khôn lường mà ngay cả những người có kinh nghiệm thực chiến lâu năm trên thị trường cũng không thể dự đoán được.
Nhà đầu tư với kinh nghiệm dày dặn thường ưu tiên áp dụng ký quỹ Rtt lúc thị trường có những dấu hiệu tích cực và rõ ràng. Nếu thị trường khó nắm bắt xu hướng thì không nên sử dụng Margin. Sử dụng công cụ này phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và không nên lạm dụng để vội sở hữu những mã cổ phiếu mà nhà đầu tư cho là tốt.
Chính vì thế, việc quan tâm đến Rtt là điều cần thiết trong quá trình sử dụng Margin:
Nhà đầu tư biết được tỷ lệ cho vay Margin của mình, từ đó xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả hơn.
Dựa vào tỷ lệ này, bạn sẽ đánh giá, xem xét và cơ cấu danh mục đầu tư hiệu quả hơn. Loại bỏ những mã kém, chừa chỗ cho những mã tốt hơn.
Theo dõi tỷ lệ Rtt để biết tình trạng tài khoản vay của mình, kịp thời bổ sung tiền mặt hoặc tài sản để duy trì tỷ lệ an toàn, đồng thời không bỏ lỡ cơ hội nắm giữ một mã cổ phiếu hot.
Nhà đầu tư nên làm gì khi bị Call Margin?
Khi tài khoản bị hiện tượng Call Margin, các nhà đầu tư cần thực hiện một số bước để giảm thiểu rủi ro và phục hồi tài khoản.
Trước hết, khi thị trường giảm mạnh, nhà đầu tư không nên tiếp tục mua vào bằng Margin để bình quân giá giảm xuống, vì điều này sẽ tăng cấp độ rủi ro cho tài khoản lên rất nhiều lần.
Thay vào đó, nên hạ tỷ trọng sử dụng của Margin xuống để giảm bớt áp lực căng Margin và đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.
Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư cũng rất quan trọng. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu những mã yếu, không có cơ hội phục hồi để giải phóng áp lực căng Margin và chuẩn bị nguồn tiền cho hoạt động tại cơ cấu khi thị trường hồi phục. Nếu tài khoản đã bị Call Margin, nên cắt lỗ nhiều hơn phần Call Margin để tài khoản về mức thực sự an toàn. Việc bán bớt các danh mục đầu tư yếu đi sẽ giúp cho nhà đầu tư không gặp rủi ro liên tục khi cổ phiếu tiếp tục giảm điểm.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần quyết định bán bao nhiêu khi tài khoản bị Call Margin, để tránh việc công ty chứng khoán sẽ bán đi những cổ phiếu có tính thanh khoản cao vừa đủ để bù đắp phần thiếu hụt, chứ không bán quá nhiều. Cuối cùng, thay vì giữ tâm lý gỡ khi thị trường hồi, nhà đầu tư nên theo dõi thị trường để tìm cơ hội để cơ cấu lại danh mục đầu tư.
Tìm hiểu về phương pháp Bottom-up và đặc điểm của phương pháp Bottom-up Phương pháp Bottom-up là cách thức đầu tư dựa trên những phân tích về cá nhân mỗi mã cổ phiếu và không đặt nặng những ... |
Tìm hiểu về quỹ đại chúng, những lợi ích và hạn chế khi tham gia đầu tư quỹ đại chúng Có thể hiểu đơn giản, quỹ đại chúng được thành lập nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào một số loại ... |
Tìm hiểu về bán khống trong đầu tư chứng khoán, đặc điểm và rủi ro khi bán khống Khi bán khống, nhà đầu tư mượn chứng khoán từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng ... |
Trâm Trâm (t/h)