Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững cho sản phẩm dán nhãn năng lượng EU công bố đề xuất dán nhãn năng lượng xanh Bài 3: Hoàn thiện cơ chế chính sách, mở rộng quy định sản phẩm dán nhãn năng lượng |
Một trong những giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là lựa chọn sản phẩm hiệu suất cao. Để thúc đẩy thị trường thiết bị điện dân dụng hiệu suất cao tại Việt Nam, về phía quản lý nhà nước, Bộ Công Thương đã sớm triển khai Chương trình dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị tiêu thụ điện. Sản phẩm nhiều sao hơn, tiết kiệm điện hơn.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng cho cho toàn bộ điều hòa không khí gia dụng (<40.000BTU) kinh doanh trên thị trường. Trong đó 62,8% mẫu lưu hành trên thị trường đạt mức hiệu suất cao từ 4 sao đến 5 sao.
Toàn bộ máy điều hòa không khí gia dụng dưới 4000 BTU trên thị trường đã được Bộ Công Thương cấp chứng nhận dán nhãn năng lượng |
Sắp tới, khi áp dụng TCVN mới, tiêu chuẩn để điều hòa không khí đạt mức 4-5 sao sẽ nâng lên. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tăng hiệu quả sử dụng điện, tăng tính cạnh tranh và phân loại sản phẩm trên thị trường.
Tại COP28 cùng với 62 quốc gia khác, Việt Nam đã tham gia Cam kết làm mát toàn cầu. Theo đó, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia thực hiện mục tiêu giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kính của lĩnh vực làm mát toàn cầu vào năm 2050 so với năm 2022, nhằm đóng góp thực hiện giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C và phù hợp với mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng “0” đến năm 2050
Để thực hiện Cam kết làm mát toàn cầu, một trong những giải pháp và nhiệm vụ chính của Việt Nam đó là: Các thiết bị làm mát sẽ được chuyển đổi sang công nghệ có hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm chi phí điện năng, sử dụng môi chất lạnh có giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp, áp dụng các giải pháp làm mát thụ động, làm mát dựa vào tự nhiên... phù hợp với xu thế chung của thế giới.