Cụ thể, ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc OCB vào ngày 23/4. Ông Tùng sinh năm 1971, tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Maastricht - Hà Lan. Ông gia nhập ngân hàng OCB vào tháng 4/2012 và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 8/2012.
Ông Nguyễn Đình Tùng. Ảnh: Internet |
Như vậy, ông Tùng từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc OCB sau hơn 12 năm gắn bó. Ông và dàn "sếp lớn" ngân hàng đã chèo lái con thuyền OCB từ một ngân hàng nhỏ trở thành ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam.
Trong thư từ nhiệm, ông Tùng bày tỏ sự trân trọng đối với Hội đồng quản trị đã tin tưởng, cũng như sự gắn kết của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên (CBNV) ngân hàng trên toàn hệ thống. Ông cũng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với OCB trong vai trò Thành viên HĐQT, để triển khai chiến lược phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển mạng lưới đối tác lớn.
Ông Tùng được bầu làm thành viên HĐQT từ tháng 4/2023 nằm trong kế hoạch bổ sung nguồn lực lãnh đạo của OCB, nhằm chuẩn bị và thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc triển khai các kế hoạch chiến lược của ngân hàng.
Ban lãnh đạo ngân hàng OCB cũng kỳ vọng với việc sắp xếp ông Tùng làm thành viên thường trực trong HĐQT, Ban điều hành được bổ sung nguồn lực mới trong thời gian tới, ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Trước đó, ông Bùi Thành Trung đã có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động đối với ngân hàng OCB. Quyết định miễn nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày 17/4/2024. Ông Trung được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc OCB kể từ ngày 28/7/2022. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại thương với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao như Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Thị trường tài chính - Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam; Trưởng phòng Kinh doanh thị trường tài chính - Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam; Dealer Sales - Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam; Trợ lý Giám đốc - Công ty TNHH Sojitz Việt Nam.
Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2024, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả thực hiện năm 2023. Bên cạnh đó, mục tiêu đến cuối năm 2024, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 286.562 tỷ đồng, tăng 19% so với thời điểm hồi đầu năm. Tổng huy động vốn thị trường 1 dự kiến đạt 197.346 tỷ đồng và tổng dư nợ thị trường 1 đạt 177.592 tỷ đồng, tăng lần lượt 17% và 20%.
Các chỉ số về tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng đặt mục tiêu đều tăng mạnh so với năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3% theo quy định; tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 (Basel II) đạt ít nhất 11% (so với quy định tối thiểu 8%).
Trong năm nay, để đáp ứng quy mô tăng trưởng mới, ngân hàng OCB cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng, chủ yếu thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.
Đối với kế hoạch phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 20%. Nguồn vốn sử dụng được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2023 theo BCTC hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán.
Về kế hoạch phát hành 5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cp. Số cổ phần mới phát hành theo chương trình ESOP (và cổ tức bằng cổ phiếu phát sinh từ các cổ phiếu này) chịu hạn chế chuyển nhượng 4 năm kể từ ngày phát hành, mỗi năm được giải tỏa 25%.
Bên cạnh đó, OCB cũng dự kiến chào bán tối đa 882.353 cổ phiếu riêng lẻ với tổng giá trị dự kiến chào bán tối đa hơn 8,8 tỷ đồng. Giá chào bán không thấp hơn giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần tại thời điểm cuối quý gần nhất với thời điểm phát hành. Số cổ phần mới chào bán trong đợt chào bán riêng lẻ chịu hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật và thỏa thuận giữa OCB và nhà đầu tư. Nhà đầu tư được chào bán trong đợt này là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Nếu thành công, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng từ mức 20.548 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng. Số tiền thu được từ tăng vốn, Ngân hàng sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư, cho vay và mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất. Thời gian thực hiện các đợt tăng vốn sẽ do HĐQT quyết định sau khi được cơ quan chức năng cho phép. Dự kiến sau khi tăng vốn, Aozora bank, Ltd. vẫn là cổ đông lớn duy nhất của OCB với tỷ lệ sở hữu 15%.
OCB lên kế hoạch tham vọng với lợi nhuận trước thuế tăng 66%, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 bao gồm phương án tăng vốn điều lệ, kế ... |
ĐHĐCĐ OCB: Chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, mục tiêu lợi nhuận 6.885 tỷ đồng Sáng nay 15/4, Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 tại TP. ... |
Sau ĐHĐCĐ, ngân hàng OCB miễn nhiệm một Phó Tổng Giám đốc Mới đây, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB - HOSE: OCB) vừa có thông báo miễn nhiệm ông Bùi Thành Trung - Phó Tổng Giám ... |
Ánh Kim